Jump to content

Tu tập Khí công

From Wikiversity

Tiến trình luyện tập

[edit]

Cùng quan niệm như Phật-gia, Ðạo-gia tin rằng căn nguyên của những phiền não thế tục là do thất tình, lục dục mang đến. Muốn chế ngự được những cảm xúc này chúng ta phải tu tập và tôi luyện để thần khí đạt đến được trạng thái an định, độc lập. Từ đó không những giác ngộ, trường sinh bất lão còn có thể làm chủ được định mệnh của mình sau khi lìa thế. Tiến trình luyện tập của Ðạo-gia được chia làm 3 giai đoạn:

  • Luyện tinh hóa khí: Giai đoạn này liên quan đến việc gia tăng và kết tụ nguyên tinh (original essence). Sau đó chuyển hóa tinh thành khí bằng những phương pháp thiền định hay những kỹ thuật nội công theo đúng một chu kỳ là 100 ngày.
  • Luyện khí hóa than: Sau một thời gian luyện tập, khí được luân chuyển theo đại chu thiên hay chính là pháp giới hậu thiên. Qua giai đoạn này đã đủ nằm ngoài tam giới không thuộc luân hồi.
  • Luyện thần phản hư: Giai đoạn tu luyện đưa thần trở về với hư không (vô-cực).

3 đường lối để luyện tập

[edit]

Nhằm mục đích tôi luyện Thân, Tâm. Ðạo-gia đề ra 3 đường lối để luyện tập:

  • Kim Ðơn Ðại Ðạo: Ðường lối này hướng dẫn cách luyện tập tự bản thân vì cho rằng chúng ta có thể đạt được sự trường sinh bất lão hay giác ngộ tự bản thể của mỗi cá nhân. Kim Đan Đạo dưới thời nhà Tấn do một ông quan là Cát Hồng khởi xướng chủ trương tu Tiên bằng hai cách: nội tu và ngoại dưỡng. Ngoại dưỡng là dùng kim đan gọi là thuốc trường sinh luyện bằng các khoáng chất như thần sa, vàng... Nội tu là rèn luyện thân thể bằng phép dưỡng sinh, tịnh luyện tinh – khí – thần để "hườn Hư".
  • Tính Mệnh Song Tu: Cũng chính là phép tu chủ yếu của đạo gia, bao gồm kim đơn như trên và 4 đại phái khác là thái cực, phù lục, kiếm tiên và huyền chân. Mục đích đều là hoàn đến vô cực dù trời đất có hư hoại vẫn không bị ảnh hưởng, có thể tái lập thiên địa, pháp lực vô biên. Các công phu này vẫn là cực bí mật ít người biết.(Lục Tiềm Hư đề xướng).
  • Ðạo Ngoại Dược Giáo: Cách này chuyên dùng dược liệu để vận hành và kiểm soát khí lực trong khi luyện tập. Những vị như sâm, nhung thường được sử dụng để bào chế phương dược. Theo một số đông Ðạo-sĩ, dược liệu cũng có nghĩa là khí. Có thể trao đổi hoặc tiếp nhận do đó họ chủ trương lối sống khoáng dật.

Qua những cách thức luyện tập kể trên, sau đời nhà Tống (960-1367) Ðạo-gia lại chia làm hai phái rõ rệt:

  • Chính Diêu Phái: Phái này cực lực lên án việc luyện khí công với đối tượng cùng phái hoặc khác phái tính là trái với luân thường, đạo lý. Họ chủ trương như Phật-gia: phương thức dẫn dắt đến sự giác ngộ là tôi luyện chính bản thân mình. Nếu tập luyện với người khác bất kể phái tính nào, cũng sẽ làm tâm trí mất đi nét thanh tịnh gây trở ngại cho việc tu tập.
  • Thái Dược Phái: Phái này chủ trương tu luyện cho thân xác khỏe mạnh và trường thọ để tiêu dao trên cõi trần hoàn chứ không đặt nặng phần tâm linh, nên họ lý luận rằng: nếu kết hợp cả ba đường lối kể trên, không những đạt được kết quả mau chóng, còn rất thực tế và hữu dụng. Phái này còn được mệnh danh là phái "Thần Tiên Ðan Ðỉnh".