Vô vi

From Wikiversity

Vô vi[edit]

Vô vi theo Phật dạy :

Chỉ có khổ, nhưng chẳng có người chịu khổ,
Có nghiệp, nhưng chẳng có người tạo nghiệp
Có giải thoát, nhưng không có người đạt giải thoát
Đường đi thì có, nhưng chẳng thấy người đi (Vism 16, 19II S. 513)
Không có người tạo nghiệp
Chẳng có ai phải chịu nghiệp quả
Ai nhận thức được như vậy là người có trí. (Vism 19, 20II S. 602)


Vô vi theo Lão Tử :

Vô vi tức Đạo. Đạo thường Vô vi nhi vô bất vi. (Đạo là Vô vi. Đạo làm mà như không làm)

Lão Tử suy ra triết lý sống tối ưu là muốn làm việc gì, phải đi từ điểm đối lập nghĩa là nghịch hành hay làm đối nghịch và cùng với đối nghịch tiến hóa, phải Vô vi (khôn lường) hay (Nghịch thường). Vì Vô vi (không theo lẽ thường) cho nên không được thái quá có nghĩa là đừng làm gì thái quá. Vì làm thái quá thì theo luật âm dương vật cực tắc phản, kết quả thu được còn tệ hại hơn là hoàn toàn không làm gì.

Triết lý Vô vi áp dụng vào đời sống cá nhân :

Chỉ vì không tranh nên thiên hạ không ai tranh nổi với mình.

Lý Vô vi[edit]

Lý Vô vi của Lão Tử Vô cầu, Vô tranh, Vô đoạt, Vô chấp

Vì Vô cầu nên vô vọng (Không vọng tưởng nên không thất vọng).
Vì Vô tranh nên vô đoạt (Không tranh chap nên không chiếm đoạt).
Vì Vô đoạt nên Vô hữu. (Không chiếm đoạt nên không cầm giữ).
Vì Vô chap nên Vô thù (Không cố chấp nên không hận thù).