Jump to content

Văn chẩn

From Wikiversity

Văn chẩn là nghe âm thanh

Tiếng nói

[edit]
  • Tiếng nói nhỏ, thểu thào không ra hơi thuộc hư chứng
  • Tiếng nói sang sảng thuộc thực chứng
  • Mê sảng nói nhiều thuộc thực nhiệt
  • Nói ngọng do phong đàm, trúng phong
  • Nói một mình (độc thoại) thuộc tâm thần hư

Tiếng thở

[edit]
  • Thở to là thực chứng gặp trong các bệnh cấp tính ( nhiêm khuẩn đường hô hấp giai đoạn đầu ….)
  • Thở nhỏ ngắn, gấp, nông là hư chứng gặp trong các bệnh mãn tính, nhiễm khuẩn nặng suy hô hấp….

Tiếng ho

[edit]
  • Ho có đờm là thấu; ho không đờm là khái; ho khan bệnh nội thương thuộc phế âm hư
  • Bệnh cấp tính mà khản tiếng do phế thực nhiệt, ho lâu ngày mà khản tiếng là phế âm hư. Ho hắt hơi sổ mũi do cảm mạo phong hàn; ho từng cơn kèm nôn là ho gà.

Tiếng nấc

[edit]
  • Nấc liên tục tiếng to và có sức là do thực nhiệt, nấc yếu đứt quãng là do hư hàn. Nấc do vị nghịch lên nguyên nhân do ăn uống, cảm mạo phong hàn tự nhiên bệnh cũng tự khỏi
  • Đối với những bệnh nhân lâu ngày vị khí yếu, thấy triệu chứng nấc cần chú trọng theo dõi sát vị đó có thể là một dấu hiệu tiến triển xấu của bệnh tật ( kích thích rối loạn thần kinh giao cảm), y học cổ truyền cho là vị khí rối loạn muốn tuyệt

Ngửi mùi vị

[edit]

Ngửi mùi vị của hơi thở của mũi mồm và các chất thải ra như đờm, phân, nước tiểu để người thấy thuốc có thể phân biệt được tình trạng hư thực, hàn nhiệt của bệnh.

  • Phân tanh, hôi, loãng do tỳ hư
  • Nước tiểu khai đục do thấp nhiệt
  • Đại tiện phân chua, thối do tích nhiệt thực tích
  • Đại tiện phân khăm thối do tỳ hư, huyết nhiệt…