Văn hóa, khoa học
Văn hóa, khoa học
[edit]Tây Tấn
[edit]Văn hóa Tây Tấn được xem là sự kế tiếp từ thời Tào Ngụy. Do triều đại tồn tại ngắn, nhiều nhân vật đóng góp cho văn hóa từ thời Ngụy tiếp tục đóng góp thời Tấn. Nổi bật nhất trong số những người sống qua hai triều đại là Trúc Lâm thất hiền, gồm 7 danh sĩ tài tử: Kê Khang (223-262), Nguyễn Tịch (210-263), Nguyễn Hàm (cháu Nguyễn Tịch), Sơn Đào (205-283), Hướng Tú (227-273), Vương Nhung (234-285), Lưu Linh. Bảy danh sĩ thường tụ tập trong rừng trúc, bàn luận về chính sự và học vấn, rất hợp ý nhau.
Sau Trúc Lâm thất hiền là hàng loạt các danh sĩ theo lối Phong khí thanh đàm (bàn luận suông) chú trọng việc bình phẩm nhân vật, như Nhạc Quảng, Trương Hoa (232-300), Phó Huyền (217-278), anh em Lục Cơ (261-303) - Lục Vân (262-303).
Các nhà văn, nhà thơ đáng kể có anh em họ Lục, Phan An, Phan Nê (hai chú cháu), Thái Phân, Tả Xung, Lý Mật.
Trên lĩnh vực sử học, đáng kể nhất là Trần Thọ (233-297) với công trình sử học Tam Quốc chí. Cha con Bùi Ngỗi, Bùi Tú với bộ bản đồ lịch sử Vũ Cống cương vực đồ. Danh tướng Đỗ Dự còn là người có công chú giải sách Tả truyện trong Xuân Thu Tả truyện kinh truyện tập giải.
Về y học có Vương Thúc Hòa với công trình y học Mạch kinh và nổi bật là Hoàng Phủ Mật (215-282) với bộ Châm cứu Giáp Ất kinh, được xem là tác phẩm chuyên về châm cứu đầu tiên.
Công thần khai quốc Vệ Quán (220-291) từng có công dẹp Chung Hội ở đất Thục thời Tam Quốc và chết trong Loạn bát vương, cùng con trai Vệ Hằng và con gái Vệ Thước là những nhà thư pháp nổi tiếng thời Tây Tấn.
Về cơ giới, Mã Hoàn (200 – 265, người nước Ngụy, Tam quốc) thiết kế lại xe chiến mã năm 255, thiết kế guồng nước, cải tạo khung dệt. Mã Hoàn cải tạo máy dệt thoi tăng năng suất lên 5 lần, chế tạo guồng nước để tưới tiêu gọi là phiên xa (guống nước hình xương rồng) có khả năng đưa nước từ thấp lên cao một cách liên tục với hiệu suất cao có tác dụng nhất định trong phát triển sản xuất của xã hội đương thời. Do ông có kiến thức sâu rộng về máy móc chuyển động nên người đương thời gọi Mã Hoàn là Xảo tự tuyệt thế (khéo nghĩ nhất trên đời). Phát minh thuốc súng (thời đó chỉ sử dụng để làm pháo) và xe kút kít được coi là xảy ra vào thế kỷ thứ sáu hay thứ bảy.
Chỉ nam xa của Mã Hoàn sáng chế năm 254 là một chiếc máy điều khiển học. Nhờ có một bộ truyền động bánh răng vi sai, pho tượng trên xe luôn chỉ hướng nam, dù xe được kéo đi theo bất cứ hướng nào, sau đó được Tổ Xung Chi (429 -500) thời Lưu Tống cải tiến, áp dụng trong lĩnh vực giao thông đường bộ và thủy.
Đông Tấn
[edit]nhỏ|phải|150px|Vương Hi Chi - nhà thư pháp nổi tiếng thời Đông Tấn
Thời Đông Tấn, tuy chính quyền suy yếu, phải nép xuống miền Nam nhưng về văn hóa và khoa học có rất nhiều thành tựu.
Cát Hồng (283-363) được xem là nhà khoa học nhiều môn. Ông để lại tác phẩm Bão Phác Tử đề cập rất nhiều lĩnh vực: y học, hóa học, thuật luyện kim ở mức độ sơ khai.
Dưới thời Đông Tấn, nhà thiên văn học Ngu Hỷ đã phát hiện 1 năm hằng tinh hoàn toàn không nhất trí với 1 năm mặt trời cho nên thời gian khoảng 50 năm thì sai biệt nhau 1 độ. Việc phát hiện hiện tượng này đã giúp cho các nhà tính lịch pháp có thể soạn lại bộ lịch mới. Sau này Tổ Xung Chi đã dựa vào thành quả đó để làm ra lịch Đại Minh.
Về thư pháp và hội họa, thời Đông Tấn đóng góp nhiều hơn cả, nổi bật nhất là Vương Hi Chi (cháu Vương Đạo), Vương Dị, Cố Khải Chi, Đới Quỳ. Vương Hi Chi nổi tiếng nhờ học được thuật thư pháp của Vệ Thước - con gái nhà thư pháp Vệ Quán thời Tây Tấn. Vương Hi Chi (303 – 361) đã viết Lan Đình thiếp, được coi là một báu vật đương thời. Hai cha con Vương Hi Chi, Vương Hiến Chi nổi tiếng về kim thảo (Thảo thánh nhị vương). Trong 4 đại gia tộc Vương, Tạ, Hi, Dữu đời Đông Tấn, thì họ Vương là hiển hách nhất kể cả trong lĩnh vực Thư pháp. Họ Vương sản sinh nhiều Thư pháp gia, không chỉ có cha con tranh đua nhau, huynh đệ học tập nhau còn có việc vợ chồng so sánh nhau... cùng nhau truyền dạy Thư pháp, trong đó, sự xuất hiện của cha con Vương Hi Chi, Vương Hiến Chi được người đời tôn xưng là "Nhị Vương", chính là niềm tự hào của họ Vương và của cả nền thư pháp Đông Tấn.
Vương Hi Chi có bảy người con trai và 1 người con gái. Cả bảy người con đều tinh thông thư pháp, trong đó Vương Hiến Chi là con út nhưng kiệt xuất hơn cả. Vương Hiến Chi từ nhỏ lập chí lớn, chăm chỉ khổ luyện thư pháp, và trở thành một nhà thư pháp lớn. Vương Hiến Chi bắt đầu từ tiểu Khải với thành tựu là "Lạc Thần Phú Thập Tam Hàng - 洛神赋十三行", dùng bút nội mật ngoại sơ, kết thể nghiêm cẩn, hình thái tú lệ. Vương Hiến Chi sáng tạo ra:"Cảo hành chi thảo" là một trong những cống hiến lớn, ngoài ra ông còn sáng tạo "Nhất bút thư". Hiến Chi khiến Chương thảo của Trương Chi và Kim thảo của Vương Hi Chi tiến thêm một bức nữa. Tác phẩm "Trung thu thiếp" là một trong những tác phẩm tiêu biểu của "Nhất bút thư", bút thế liên miên bất tuyệt, uốn lượn như sông lớn, cuồn cuộn muôn dặm biểu hiện khí thế anh hùng, hào sảng, đây là một trong "Tam Hi" đời nhà Thanh.
Đường huynh của Vương Hiến Chi là Vương Huy Chi, tự là Tử Do, làm quan tới chức Hoàng môn đãi lang, tính sảng khoái, không câu thúc, giỏi Chân, Thảo, "Tuyên Hòa thư phổ" bình luận là: "Luật dĩ gia pháp, tại Hi Hiến gian" (Theo học lối nhà, ở giữa Hi (Vương Hi Chi), Hiến (Vương Hiến Chi), truyền thế còn tác phẩm "Tân nguyệt thiếp".
Cố Khải Chi (348 – 409) là họa sĩ kiêm văn nhân. Hơn 500 năm sau, danh sĩ Lý Tự Chân đời Đường, đã viết trong sách Hậu họa phẩm: "Cố thiên tài kiệt xuất, đứng riêng một mình một cõi, không ai sánh bằng. Ông suy nghĩ ngang với tạo hóa, hiểu được diệu lý của sự vật…". Ông được coi là tam tuyệt (tài tuyệt, si tuyệt, họa tuyệt) tôn làm bậc họa thánh, là nhà lý luận và họa gia vẽ tranh nhân vật xuất sắc. Chủ trương truyền thần tả chiếu, vẽ người phải thực đối để từ đó suy nghĩ tìm tòi thấy được chỗ kỳ diệu. Bằng sáng tác và lý luận, ông đã sớm đưa giới họa gia trở nên tên tuổi, có vị trí xã hội vượt lên khỏi hàng thợ thủ công (điều mà đến thế kỷ 16, châu Âu mới đạt được). Trong số những kiệt tác của Cố Khải Chi có hai tác phẩm được thiên hạ từ cổ chí kim tán thưởng, đó là Nữ sử châm đồ và Lạc thần phú đồ.
Về sử học có Can Bảo và Điêu Tạc Xỉ là nổi danh nhất. Can Bảo soạn Tấn kỷ về sử nhà Tấn, sau này có nhiều đoạn được Tư Mã Quang dẫn lại khi soạn Tư trị thông giám. Điêu Tạc Xỉ soạn sách Hán Tấn Xuân Thu theo lối biên niên, từ Hán Quang Vũ Đế tới Tấn Mẫn Đế (25-316).
Về thơ ca và văn học, lớn nhất là tên tuổi Đào Tiềm (365 - 427). Ông là chắt nội danh tướng Đào Khản, không những chỉ là nhà thơ lớn thời Đông Tấn mà còn được thừa nhận là một trong những nhà thơ, nhà văn hóa lớn của Trung Quốc. Các tác phẩm Đào Hoa nguyên ký và Ngũ Liễu tiên sinh truyện của ông được truyền tụng đến nhiều đời sau.