Jump to content

Xã hội nhà Hán

From Wikiversity

Để có được nhiều tiền cung cấp cho các chiến dịch quân sự thắng lợi chống Hung Nô, Hán Vũ Đế bỏ ngỏ việc kiểm soát đất đai cho các nhà buôn và những người giàu có, và vì thế đã hợp pháp hóa quá trình tư hữu hóa đất đai. Thuế đất đai dựa trên diện tích của mảnh đất chứ không phải trên thu nhập có được từ nó. Thu hoạch từ mùa màng không phải luôn luôn đủ để nộp thuế vì việc bán sản phẩm bị thị trường chi phối nên không thể đảm bảo luôn có được một số thu cố định, đặc biệt sau khi bị thiên tai làm thiệt hại mùa màng. Các lái buôn và các gia đình thế lực dụ dỗ nông dân bán đất của mình, bởi vì sự tích luỹ đất đai giúp đảm bảo cuộc sống sung túc và quyền lực của họ và cả con cháu họ trong xã hội nông nghiệp Trung Quốc. Vì thế có sự tích tụ đất đai vào giai cấp mới, bao gồm các gia đình chủ đất. Triều đình nhà Hán tới lượt họ lại áp thêm thuế đối với những người đầy tớ vẫn còn độc lập để bù vào số thuế thiếu hụt, vì thế lại càng thúc đẩy nhiều nông dân chui vào tay tầng lớp chủ đất hay chúa đất.

Một đồng tiền xu thời Hán bằng đồng Thế kỷ thứ nhất TCN.
Một đồng tiền xu thời Hán bằng đồng Thế kỷ thứ nhất TCN.

Về mặt lý thuyết, nông dân trả cho chúa đất một lượng thu nhập theo chu kỳ (thường là hàng năm), để được bảo vệ khỏi nạn cướp bóc và các mối nguy hiểm khác. Trên thực tế, số lượng nông dân đông đảo ngày càng tăng dưới thời thịnh vượng của nhà Hán và số lượng đất đai hạn chế đã làm cho tầng lớp trên nâng cao đòi hỏi của họ đối với bất kỳ một nông dân phụ thuộc nào. Việc học hành không đầy đủ và thường là hoàn toàn mù chữ của người nông dân buộc họ phải làm việc chân tay để sống, và thường là làm ruộng trong một xã hội nông nghiệp. Các nông dân vì không có nghề nào khác tốt hơn để kiếm sống buộc phải hạ tiêu chuẩn và hạ giá bán sản phẩm nông nghiệp để trả tiền cho các chúa đất. Trên thực tế, họ thường phải trì hoãn việc thanh toán hoặc vay mượn tiền từ các chủ đất của họ sau khi thiên tai làm mất mùa. Để làm tình trạng của họ tồi tệ hơn, một số nhà cai trị thời Hán còn tăng thuế lên gấp đôi. Cuối cùng đời sống của tá điền ngày càng kém sút vì họ bị phụ thuộc vào mùa màng của mảnh đất đã từng thuộc sở hữu của họ.

Về phần mình, tầng lớp chủ đất và lãnh chúa còn đưa ra các thông tin không đúng về các tá điền và ruộng đất của họ để trốn thuế; tình trạng tham nhũng và sự bất lực của tầng lớp trí thức Khổng giáo trong lĩnh vực kinh tế đóng một vai trò rất nguy hiểm trong việc này. Những quan lại nhà Hán nào cố gắng tước đoạt đất đai ra khỏi tay các lãnh chúa đều gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ và chính sách của họ không thể thực thi nổi. Trên thực tế chỉ một thành viên trong các gia đình chủ đất, ví dụ như Vương Mãng là có thể đưa các ý tưởng cải cách này thành hiện thực dù nó đã thất bại khi ông tìm cách thực hiện các chính sách "quay lại thời trước".