Địa lí 7/Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc
Appearance
< Địa lí 7
Hoạt động kinh tế
[edit]– Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc sống trong hoang mạc: chủ yếu là chăn nuôi du mục, ngoài ra còn trồng trọt trong các ốc đảo. Dân cư chủ yếu sinh sống trong các ốc đảo.
- Chăn nuôi: dê, cừu, lạc đà,...
- Trồng chà là, lúa mạch, rau đậu,... trên các mảnh vườn nhỏ.
– Hoạt động kinh tế hiện đại: Ngày nay các tiến bộ về kĩ thuật khoan sâu giúp con người tiến vào và khai thác hoang mạc. Hoạt động du lịch cũng tương đối phát triển.
Hoang mạc ngày càng mở rộng
[edit]Nguyên nhân
[edit]+ Do cát lấn, do thời kì khô hạn kéo dài
+ Do con người khai thác cây xanh quá mức, khai thác đất bị cạn kiệt không được đầu tư cải tạo.
+ Hậu quả: Diện tích đất trồng bị thu hẹp.
Biện pháp
[edit]+ Khai thác nước ngầm bằng giếng khoan sâu hay bằng kênh đào.
+ Trồng cây gây rừng để chống lại cát bay và cải thiện điều kiện khí hậu.
Tham khảo
[edit]- SGK Địa lý 7, NXB Giáo dục, 2019