Địa lí 7/Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo)

From Wikiversity

Công nghiệp Bắc Mĩ chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới[edit]

Các nước Bắc Mĩ có nền công nghiệp phát triển cao, đặc biệt là Hoa Kì và Ca-na-đa.

Hoa Kì[edit]

+ Công nghiệp đứng đầu thế giới.

+ Cơ cấu: phát triển đầy đủ các ngành chủ yếu, công nghiệp chế biến chiếm 80% sản lượng công nghiệp.

+ Phân bố tập:

Ở phía nam Hồ Lớn, vùng Đông Bắc: các ngành truyền thống (luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, thực phẩm,…)

Phía nam và ven Thái Bình Dương (vành đai mặt trời): phát triển các ngành kĩ thuật cao (máy móc tự động, điện tử, hàng không vũ trụ, vật liệu tổng hợp,…)

Ca-na-da[edit]

+ Cơ cấu ngành: khai thác và chế biến lâm sản, hoá chất, luyện kim, công nghiệp thực phẩm

+ Phân bố: phía Bắc Hồ Lớn, ven biển Đại Tây Dương.

Mê-hi-cô[edit]

+ Cơ cấu ngành: Cơ khí, luyện kim, hoá chất, đóng tàu, lọc dầu, công nghiệp thực phẩm.

+ Ưu tiên khai khoáng và lọc dầu.

+ Phân bố: tập trung ở thủ đô Mê-hi-cô, các thành phố ven vịnh Mê-hi-cô.

Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế[edit]

– Chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu GDP (Ca-na-đa và Mê-hi-cô: 68%, Hoa Kì: 72%).

– Các ngành quan trọng: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải…

– Phân bố: tập trung ở các thành phố quanh vùng Hồ Lớn, vùng Đông Bắc và “vành đai Mặt Trời” của Hoa Kì.

Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA)[edit]

– Năm 1993, Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ được thông qua, bao gồm 3 nước thành viên: Hoa Kì, Ca-na-đa và Mê-hi-cô.

– Mục đích: tạo thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Tham khảo[edit]

  • SGK Địa lý 7, NXB Giáo dục. 2019