Jump to content

Địa lí 7/Kinh tế Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)

From Wikiversity

Công nghiệp

[edit]

– Hoạt động kinh tế chủ yếu của các nước Trung và Nam Mĩ là sản xuất nông sản và khai thác khoáng sản để xuất khẩu.

– Gồm 3 khu vực có trinh độ phát triển khác nhau:

+ Các nước phát triển mạnh ngành công nghiệp khai khoáng: nằm trong khu vực núi An-đét và eo đất Trung Mĩ (Ac-hen-ti-na)

+ Các nước công nghiệp mới: Bra-xin, Chi-lê và Vê-nê-xu-ê-la.

+ Các nước trong vùng biển Ca-ri-bê: phát triển các ngành sơ chế nông sản và chế biến thực phẩm.

– Bốn nước có nền kinh tế phát triển nhất khu vực là: Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-lê, Vê-nê-xuê-la.

Vấn đề khai thác rừng A-ma-zôn

[edit]

– Đặc điểm: diện tích lớn, đất đai màu mỡ, sông ngòi dày đặc, nhiều khoáng sản đặc biệt có rừng nguyên sinh đa dạng sinh học bậc nhất trên thế giới

– Tiềm năng: nhiều tiềm năng phát triển.

– Hiện trạng: đang bị khai thác bừa bãi, môi trường đang bị huỷ hoại dần,...

Khối thị trường chung Mec-cô-xua

[edit]

– Thành lập năm 1991 với 4 quốc gia: Bra-xin, Uru-goay, Pa-ra-goay, Ac-hen-ti-na (ban đầu). Sau đó có thêm Chi-lê và Bô-li-vi-a.

– Mục đích: Tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối, thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì, tháo dỡ hàng rào hải quan giữa các nước.

Tham khảo

[edit]
  • SGK Địa lý 7, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019.