Jump to content

Các phương pháp trị liệu khác

From Wikiversity

Các phương pháp trị liệu khác trong Đông y

Châm cứu

[edit]

Châm cứu và bấm huyệt là những thủ pháp phổ biến được ứng dụng trong Đông y và Y học cổ truyền. Ngày nay, Y học hiện đại cũng đã kết hợp châm cứu và bấm huyệt trong điều trị nhiều căn bệnh.

Châm có nghĩa là dùng vật nhọn như kim, que nhọn… đâm vào hoặc kích thích vào huyệt. Châm có tác dụng thông kinh hoạt lạc, trừ khử tà khí gây bệnh tật và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Cứu có nghĩa là dùng nhiệt (hơi nóng) tác động lên huyệt. Cứu nhờ tác dụng của hơi nóng giúp thông lạc để phcu5 hồi tổn thương, chữa bệnh và phòng bệnh. Châm cứu thường được ứng dụng trong điều trị các bệnh cấp và mãn tính về thần kinh, cơ xương khớp, tuần hoàn máu và tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục… Hiện nay, châm cứu được chia thành nhiều phương pháp nhỏ như điện châm, thủy châm, cứu ngải…

Bấm huyệt là thủ thuật chữa bệnh được thực hiện bằng cách dùng tay tác động một lực thích hợp lên các huyệt đạo và kinh lạc trên cơ thể để xua đuổi ngoại tà, đả thông kinh lạc và điều hòa chức năng của tạng phủ. Bấm huyệt tác động trực tiếp đến da thịt, hệ thần kinh, mạch máu và các cơ quan cảm thụ để tạo nên những thay đổi về thần kinh, nội tiết, thể dịch; qua đó nâng cao khả năng hoạt động của hệ thần kinh, giúp điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe. Đối với xương khớp, bấm huyệt có tác dụng làm làm thư giãn thần kinh, giảm đau, giãn các cơ bị co cứng, tăng sự linh hoạt của khớp.

Dụng cụ dùng trong châm cứu
  • Kim châm cứu
  • Ngãi đốt
  • Điện cực
  • Đèn hồng ngoại...
Châm cứu Huyệt trị bệnh

Xoa bóp

[edit]

Người Phoenician và người Hy Lạp đề cập về Massage vào năm 450 TCN, ngoài ra có nhiều công trình nghiên cứu của Hippocrates về sử dụng massage trong y học thời đó. Massage, đọc âm Việt là mát-xa, hay còn gọi là xoa bóp hay tẩm quất là phương thức dùng tay, chân hoặc thiết bị cơ khí để làm căng, làm dịch chuyển hoặc làm rung động các cơ và xương của con người. Các động tác thường dùng trong massage như: xoa vuốt, day ấn, nhào nặn, bấm chặt, đấm vỗ, rung. Có thể massage bằng bàn tay, ngón tay, khuỷu tay, cẳng tay, bàn chân, đầu gối, hoặc với thiết bị riêng. Massage giúp tăng tuần hoàn máu, giảm căng cơ. Giảm huyết áp với người bị cao huyết áp, làm thư giãn và tăng lượng Endorphins cho cơ thể, đồng thời làm tăng khả năng đào thải acid lactic, acid uric ra ngoài cũng như giảm stress, làm giấc ngủ sâu hơn.

  • Massage chân: Quan điểm y học phương Đông xem bàn chân là nơi phản ánh lục phủ - ngũ tạng của cơ thể con người, bởi vậy khi dùng các biện pháp để tác động lên bàn chân tức là đang gián tiếp tác động đến các cơ quan này
  • Massage vật lý trị liệu: là sự mở rộng cấu trúc của các động tác tiếp xúc theo bản năng sự phối hợp các động tác mang tính đơn độc hoặc phối hợp, giúp chữa trị các rối loạn cơ bắp xương khớp hoặc các rối loạn cảm xúc tâm lý, giảm stress do áp lực cuộc sống gây nên.
  • Massage thể thao: Là các thủ pháp nhào nặn nhằm tác dụng đến hệ thống dây thần kinh của con người để chữa các chấn thương và vết đau thường gặp trong thể thao
  • Massage đá: là phương pháp sử dụng các loại đá với nhiều kích cỡ lớn nhỏ khác nhau để truyền nhiệt (nóng hoặc lạnh) đến cơ thể con người.
    • Massage đá nóng là phương pháp dùng một viên đá massage (loại nhám, hay dùng trong các spa). Khi sử dụng chỉ cần đặt các viên đá vào một cái dĩa, rồi cho vào lò vi sóng khoảng 2-3 phút, nhiệt độ khoảng 600 (tùy theo muốn giữ nóng lâu hay mau). Sau đó lấy ra và quấn vào trong khăn rồi đặt vào vị trí cần làm ấm trên cơ thể. Khi đá nguội dần thì tháo bớt lớp khăn ra. Áp dụng phương pháp này trong điều trị lạnh tay chân, giúp tuần hoàn máu tốt hơn.
    • Massage đá lạnh là phương pháp dùng 1 viên đá lạnh (có màu sắc và vân như đá cẩm thạch). Khi sử dụng chỉ cần đặt các viên đá vào tủ lạnh theo một khoảng thời gian vừa đủ để hấp thu nhiệt độ lạnh. Sau đó lấy ra và sử dụng, có thể quấn vào khăn để giữ cho nhiệt độ lạnh lâu hơn. Áp dụng phương pháp này trong điều trị chấn thương, bong gân.
    • Một số nơi sử dụng kết hợp cả hai phương pháp massage bằng đá nóng và lạnh, nhưng cần cẩn thận vì đá nóng làm giãn nở mạch máu, trong khi đó đá lạnh làm cho mạch máu co lại. Do đó nếu dùng cả hai phương pháp cùng lúc sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến các mạch máu. Cần cẩn trọng và hỏi ý kiến các chuyên gia hoặc bác sĩ.

Khi mua đá massage cần lưu ý có hai loại đá nhám và bóng. Đá nhám dùng để massage nóng và không dùng với tinh dầu, đá bóng dùng với tinh dầu.

  • Massage Trung Quốc: massage Trung Quốc (按摩) Bao gồm nhiều thể loại như Tui-na (推拿) gồm các động tác đẩy, kéo, nhào nặn cơ bắp. Zhi-Ya(指 壓) gồm véo, nhấn điểm huyệt. Những kỹ thuật ma sát, rung cũng được sử dụng trong trường phái Massage này.
  • Massage Nhật - Massage Shiatshu: Massage Shiatshu có những kỹ thuật Massage sử dụng cả bàn tay, đầu gối, khuỷu tay,bàn chân để tác động lên hệ thống huyệt đạo của cơ thể con người. Kỹ thuật này dùng ngón tay cái để ấn vào huyệt đạo, mạch máu để làm lưu thông khí huyết
  • Massage Hàn Quốc: Massage Hàn Quốc gồm những động tác day - ấn tròn, ngang, dọc cơ lưng và đẩy lực
  • Massage Thái: Massage Thái cổ truyền hay còn được gọi là nuad (nu – át) bằng tiếng Thái, là phản ánh lịch sử lâu dài của phương pháp trị liệu về sức khỏe. Massage Thái chịu ảnh hưởng của những động tác trong bộ môn Yoga, thuốc Ayurvedic, và các huyệt đạo theo y học cổ truyền Trung Quốc. Kỹ thuật viên sử dụng các bộ phận tay, chân dùng thế để tạo ra trọng lực tác động trên cơ thể người được thực hiện đang thả lỏng, chủ yếu là kết hợp hơi thở để kéo, duỗi, căng cơ và mở những khớp xương khó cử động như đầu gối, cổ chân, cổ tay, xương hông, vai và cổ.

Dụng cụ massage có thể làm bằng đá, các thanh tre hoặc vật liệu gỗ . Máy massage: máy massage được hiểu một cách đơn giản là 1 chiếc máy chạy bằng điện có tác dụng mát xa toàn bộ các bộ phận của cơ thể từ đầu cho tới chân.

Cạo gió

[edit]

Một người được cạo gió ở Bali, Indonesia Cạo gió, đánh cảm là một hình thức chữa bệnh, thường là chữa cảm được dùng phổ biến trong dân gian. Tại Việt Nam có quan niệm dân gian về trúng gió - được hiểu là bị "gió" (hay "gió độc") nhập vào cơ thể, gây ra một hoặc nhiều triệu chứng như mỏi mệt, sốt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau bụng, nhức mỏi tay chân.... Theo quan niệm này, mục đích cạo gió là nhằm làm cho gió độc thoát ra khỏi cơ thể.

Cạo gió, đánh cảm bao gồm hàng loạt những tác động vật lý tích cực từ những dụng cụ chuyên dụng (như bàn cạo gió, dây chuyền hoặc bạc nguyên chất, trứng gà…), hay hỗn hợp các nguyên liệu tự nhiên như lá trầu không, tỏi, gừng, rượu… trên những bộ phận đặc định của cơ thể. Nhờ việc đánh, cạo theo kinh mạch tạo thành các điểm, nốt tụ máu hoặc xuất huyết trên da, từ đó giúp cải thiện tuần hoàn máu cục bộ, trừ bỏ khí độc, hoạt huyết tán ứ, làm đầu óc đỡ mệt mỏi, thanh nhiệt giải độc…

Các vị trí thường được cạo gió là lưng, ngực, gáy, bụng, cánh tay, cẳng tay. Ngoài ra, người ta còn "giật gió" ở những nơi không cạo gió được như trán, cổ.

Để cạo gió, người ta chọn nơi ấm áp, không bị gió thổi trực tiếp (thường là trong phòng kín). Bộc lộ vùng cơ thể cần cạo, bôi dầu gió lên vị trí sắp cạo, rồi dùng dụng cụ cạo, thường là đồng tiền kim loại, thìa, cốc, chén. Nếu cạo ở lưng, người ta hay cạo theo hình "xương cá" song song với các xương sườn, hoặc cạo dọc hai đường hai bên lưng. Tuyệt đối không cạo giữa cột sống. Cạo đến khi vùng da được cạo trở nên đỏ thì chuyển sang cạo đường khác.Cạo xong, người bệnh cần mặc đồ kín, ấm, nghỉ ngơi, tránh ra gió. Thường thì người bị trúng gió hay ăn cháo nóng, dùng nhiều vị cay như tiêu, hành để tiết nhiều mồ hôi.

Thông thường thì người ta cảm thấy nhẹ nhõm hơn, các triệu chứng mệt mỏi cũng giảm sau khi cạo gió. Có những người nghiện cạo gió, họ tự cạo hoặc nhờ người khác cạo giúp nhiều lần trong tuần, thậm chí mỗi ngày.

Giác hơi

[edit]
Một người hơ nóng ống giác rồi úp lên lưng.

Giác hơi là một phương pháp chữa bệnh trong Đông y, nhất là đối với những bệnh nhân không chịu được châm cứu và khó thích ứng thuốc. Giác hơi giúp tiêu sưng, tan ứ, giảm đau, lưu thông khí huyết…

Những dụng cụ thường dùng để giác hơi gồm có: ống giác (có thể là ống nứa, ống thủy tinh, lọ nhỏ hoặc cốc nhỏ); nguyên liệu và các vật dụng tạo nhiệt và áp trong ống giác (bông, nước ấm, cồn..). Ngày nay còn phát triển thêm kiểu giác hơi mới là Giác hơi không dùng lửa.

Khi giác hơi, dùng lửa đốt vào lòng ống giác để cháy hết không khí, sau đó úp nhanh vào các bộ phận, huyệt vị trên cơ thể: có thể sử dụng bông tẩm cồn rồi bỏ vào ống giác, trong khi lửa vừa cháy, úp nhanh ống giác vào chỗ giác; hoặc dùng panh kẹp bông tẩm cồn đốt cháy rồi hơ nhanh vào lòng ống giác, rút panh ra và úp ống giác vào chỗ định giác.

Ngoài ra, có thể úp ống vào nước đang sôi; sau đó nhanh tay dùng khăn sạch nhấc lên, thấm khô miệng ống và úp nhanh vào chỗ giác.

Bên cạnh đó, có nhiều kiểu giác hơi như: úp ống giác rồi bỏ ra ngay; úp ống rồi để ống giác nguyên tại chỗ 15 - 20 phút; trước khi úp ống giác, dùng kim châm rồi úp ống giác vào 15-20 phút; úp giác để hút mủ; úp ống giác rồi kéo dài tạo thành vệt; dùng kim châm vào huyệt, sau đó rút kim ra ngay, chụp ống giác vào để hút máu ra... Tùy theo những chứng bệnh cụ thể để lựa chọn phương pháp giác hơi phù hợp.

Chích lễ

[edit]