Giáo lý Phật giáo/Vũ trụ , Vạn vật/Võ công/Môn phái Thiếu lâm/Lịch sử hình thành và phát triển môn phái thiếu lâm

From Wikiversity

Bồ Đề Ðạt Ma[edit]

Bồ-đề-đạt-ma (zh. 菩提達磨, sa. bodhidharma, ja. bodai daruma), dịch nghĩa là Giác Pháp (zh. 覺法), người Ấn Độ, ~470-543. Ông được coi là người truyền bá và sáng lập ra Thiền học và Võ thuật tới Trung Quốc. Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông đã truyền thụ phương pháp rèn luyện thân thể cho các nhà sư Thiếu Lâm và dẫn đến việc hình thành môn võ Thiếu Lâm. Ông cũng là cha đẻ của Thiền Phật giáo Trung Quốc.

Bồ Đề Ðạt Ma ra đời vào khoảng năm 483, ông nguyên là hoàng tử của một tiểu quốc thuộc miền nam Ấn Ðộ, sau thoát tục trở thành tăng sĩ thuộc hệ phái Mahayana, thường được xem là một vị Bồ Tát chuyên cứu độ chúng sanh. Theo sự thỉnh cầu của Lương Vũ Đế năm 527, ông đến Trung Hoa để thuyết pháp. Về sau khi thấy nhà vua và triều đình không đồng ý với những tư tưởng ông truyền bá, ông đã lui về ẩn thân ở Thiếu Lâm tự. Tại đây, nhận thấy đa số chư tăng đều ốm yếu và bệnh hoạn, ông đã trao tặng họ hai bộ Dịch Cân kinh và Tẩy Tủy kinh, là những phương pháp tu luyện khả dĩ giúp họ thăng tiến trên đường tu tập. Dịch Cân kinh hướng dẫn các sư tăng làm cách nào để gia tăng thể lực, thay đổi bản chất từ yếu đuối suy nhược đến chỗ tráng kiện. Phương pháp này đã giúp học sau một thời gian luyện tập không những sức khỏe được hồi phục, còn tăng cường thể lực. Hơn nữa khi phối hợp những kỹ thuật của Dịch-Cân kinh với võ thuật, những chiêu thức cũ bỗng trở nên vô cùng dũng mãnh và lợi hại. Riêng môn Tẩy-Tủy công là một phương pháp "rửa" sạch chất tủy, gia tăng số lượng hồng huyết cầu, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, đồng thời trì hoãn lại sự già nua của các tế bào, nhưng quan trọng nhất là những ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ, giúp họ trong việc an định tinh thần, là phần tối quan trọng trong tiến trình tu tập để đạt đến sự giác ngộ. Vì những môn công phu này rất cao về phần lý thuyết và khó luyện tập, nên mỗi thế hệ sư tăng chỉ có một số ít cao đồ được bí mật truyền dạy và thành đạt.

Thiếu Lâm tự.[edit]

Phía sau chùa Thiếu Lâm Tung Sơn tỉnh Hà Nam (Trung Quốc)
Phía sau chùa Thiếu Lâm Tung Sơn tỉnh Hà Nam (Trung Quốc)

Chùa Thiếu Lâm (chữ Hán: 少林寺; bính âm Hán ngữ: Shàolínsì; phiên âm Hán-Việt: Thiếu Lâm tự; dịch nghĩa: "chùa trong rừng gần đỉnh Thiếu Thất") là một ngôi chùa tại Tung Sơn, thành phố cấp huyện Đăng Phong, địa cấp thị Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc, nổi tiếng từ lâu nhờ mối liên hệ với Phật giáo Thiền tông và võ thuật. Là cái nôi của Thiền tông Trung Hoa, có lẽ nó là một cơ sở Phật giáo nổi tiếng nhất đối với phương Tây. Tuy nhiên, võ thuật của Thiếu Lâm tự lại được biết đến nhiều nhất đối với người Á Đông, chùa Thiếu Lâm với võ phái Thiếu Lâm được xem là nguồn gốc các phái võ Trung Quốc hiện nay, từng có câu thành ngữ nói về điều đó: "Thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm" (mọi công phu võ thuật trong thiên hạ đều khởi phát từ Thiếu Lâm).