Jump to content

Học thuyết Âm dương

From Wikiversity

Âm dương , 2 thuộc tính cơ bản đối nghịch nhau của mọi hệ thống cân bằng độc lập . Thí dụ như Ngày và đêm, tối và sáng, mưa và nắng, nóng và lạnh ...

Tất cả các quy luật được thể hiện nói lên bản chất và sự chuyển hóa của âm và dương.Ngày và đêm, tối và sáng, mưa và nắng, nóng và lạnh,... luôn chuyển hóa cho nhau. Cây màu xanh từ đất "đen", sau khi lớn chín "vàng" rồi hóa "đỏ" và cuối cùng lại rụng xuống và thối rữa để trở lại màu "đen" của đất. Từ nước lạnh (âm) nếu được đun nóng đến cùng cực thì bốc hơi lên trời (thành dương), và ngược lại, nếu được làm lạnh đến cùng cực thì nó sẽ thành nước đá (thành âm).


Quy luật Âm dương

[edit]

Tất cả các đặc điểm của triết lý âm dương đều tuân theo hai quy luật cơ bản. Đó là quy luật về bản chất của các thành tốquy luật về quan hệ giữa các thành tố.

  • Quy luật về bản chất của các thành tố. Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương. Trong âm có dương, trong dương có âm.
  • Quy luật về quan hệ giữa các thành tố. Âm dương gắn bó mật thiết với nhau, vận động và chuyển hóa cho nhau. âm thịnh thì dương suy. dương thịnh thì âm suy. âm phát triển đến cùng cực thì chuyển thành dương, dương phát triển đến cùng cực thì chuyển thành âm. âm dương cân bằng khi âm dương đồng nhất.

4 quy luật cơ bản của âm dương nói lên sự mâu thuẫn, thống nhất, vận động và nương tựa lẫn nhau của mọi vật. Tất cả các đặc điểm của triết lý âm dương đều tuân theo các quy luật cơ bản sau

  • Âm dương bình hành: âm dương cân bằng khi âm dương đồng nhất.
  • Âm dương đối lập: âm thịnh, dương suy; dương thịnh, âm suy.
  • Âm dương hỗ căn: có âm thì có dương; có dương thì có âm.
  • Âm dương tiêu trưởng: âm diệt, dương sinh; dương diệt, âm sinh.

Âm dương đối lập - Âm dương là 2 từ dùng để chỉ 2 thuộc tính đối lập mà chế ước lẫn nhau trong mỗi sự vật. Đối lập là sự mâu thuẫn, chế ước và đấu tranh giữa 2 mặt âm dương. Ví dụ: ngày – đêm; nước – lửa; ức chế – hưng phấn – mạnh, yếu.

Âm dương hỗ căn - Âm dương cùng 1 cội nguồn, nương tựa giúp đỡ lẫn nhau như vật chất và năng lượng. Cả 2 mặt đều là quá trình phát triển của sự vật không thể đơn độc mà phát sinh. Ví dụ: Cơ năng hoạt động (dương) phải có sự cung cấp của chất dinh dưỡng (âm) chất dinh dưỡng (âm) phải nhờ sự hoạt động của cơ năng (dương) mới trở thành chất hữu dụng để nuôi tạng phủ và cứ như thế không ngừng. Có sinh thì có tử hoặc có trong thì có ngoài.

Âm dương tiêu – trưởng - Tiêu là mất đi, Trưởng là sự phát triển. Nói lên sự vận động không ngừng, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa 2 mặt âm dương. Ví dụ: khí hậu 4 mùa trong năm luôn thay đổi từ lạnh sang nóng, từ nóng sang lạnh. Từ lạnh sang nóng là quá trình "âm tiêu dương trưởng" . Từ nóng sang lạnh là quá trình "dương tiêu âm trưởng" . Do đó có khí hậu mát, lạnh, ấm, và nóng biểu thị khí hậu của 4 mùa: xuân – hạ – thu – đông.

Âm dương bình hành - Hai mặt âm dương tuy đối lập, vận động không ngừng, nhưng luôn luôn lập lại được thế cân bằng, thế bình quân giữa 2 mặt. Bình hành là cân bằng cùng tồn tại, sự cân bằng âm dương là sự cân bằng động và cân bằng tĩnh. Nếu sự cân bằng âm dương bị phá vỡ thì sự vật có nguy cơ bị tiêu vong.

Biểu đồ âm dương

[edit]

Có 2 loại biểu đồ dùng để biểu thị âm dương gồm Hào vạch của Phục hy và Thái cực đồ

Hào vạch

[edit]

Phục hy dùng Hào vạch để biểu thị Âm dương như sau

  • Hào dương được biểu thị bằng một vạch liền __
  • Hào âm được biểu thị bằng một vạch đứt _ _

Thái cực đồ

[edit]
Thái Cực đồ
Thái Cực đồ

Thái cực đồ được dùng để biểu thị âm dương trong một vòng tròn, gồm hai nửa đối xứng ôm trọn lấy nhau, tượng trưng cho Âm (màu đen) và Dương (màu đỏ). Trong mỗi phần đối xứng lại có một chấm tròn màu đối lập nằm trong đó. Màu sắc của Thái Cực đồ có thể thay đổi, cũng như độ xoắn vào nhau của hai hình đối xứng.Thái Cực đồ thể hiện ý nghĩa của triết học Phương Đông, cụ thể là thuyết Âm Dương rất rõ ràng:

Trong mỗi một tổng thể (hình tròn) luôn tồn tại hai mặt đối lập Âm và Dương, hai mặt đó tương hỗ với nhau, bù đắp nhau thành một thể hoàn thiện.

  • Không một tổng thể, cá thể nào có thể tách biệt hoàn toàn hai mặt đó.
  • Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, cũng như trong phần màu đỏ có chấm màu đen, và ngược lại.
  • Âm thăng, Dương giáng ngược chiều kim đồng hồ Âm thịnh, Dương suy và ngược lại. Khi phần màu đen lớn dần thì phần màu đỏ nhỏ dần và ngược lại.
  • Cực thịnh thì suy, thể hiện ở mỗi phần khi đạt đến độ cực đại thì xuất hiện yếu tố đối lập ngay trong lòng, và phần đó sẽ phát triển dần

Ứng dung Âm dương

[edit]

Âm dương Ngũ hành của Bát quái

[edit]
Bát Quái Âm dương Ngũ hành
Kiền dương kim
Đoài âm kim,
Ly âm hỏa,
Chấn dương mộc,
Tốn âm mộc,
Khảm dương thủy,
Cấn dương thổ,
Khôn âm thổ.

Âm dương trong Thiên can Địa chi Lịch

[edit]
Can Chi Lịch Thuộc tính Dương Thuộc tính Âm
Can - Thiên can Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý
Chi - Địa chi Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất Sựu, Mảo, Tị, Mùi, Dậu, Hợi
Lịch Dương lịch Âm lịch

Âm dương trong Đông y

[edit]
Triệu chứng Dương chứng Âm chứng
âm thịnh dương thịnh Người lạnh, tay chân lạnh, tinh thần mệt mỏi, thở nhỏ, thích ấm, không khát, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng, nằm quay vào trong, sắc mặt trắng, lưỡi nhạt, mạch trầm nhược Tay chân ấm, tinh thần hiếu động (hưng phân, kích động), thở to và thô, sợ nóng, khát nước, nước tiểu đỏ, đục và ít, đại tiện thì táo, nằm quay ra ngoài, sắc mặt đỏ, mạch hoạt sác, phù sác hữu lực

Âm hư Dương hư

Triều nhiệt, nhức trong xương, ho khan, họng khô, hai gò má đỏ, ra mồ hôi trộm, ngũ tâm phiền nhiệt, vật vã, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác

Sợ lạnh, chân tay lạnh, ăn uống chậm tiêu, di tinh liệt dương, đau lưng, mỏi gối, rêu lưỡng trắng, chất lưỡng nhạt, ỉa chảy, tiểu tiện trong dài, mạch nhược, vô lực

Vong âm Vong dương

Lạnh, dính,vị nhạt Lạnh Nhuận Phù sác, vô lực. Hoặc vi muốn tuyệt Không khát,thích uống nước nóng

Nóng và mặn không dính Ấm Khô Phù vô lực mạch xích yếu Khát, thích uống nước lạnh.