Jump to content

Lịch sử 7/Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

From Wikiversity

Tình hình chính trị

[edit]

– Chính quyền phong kiến: Mục nát đến cực độ (vua Lê chỉ là bù nhìn, phủ chúa quanh năm hội hè, tệ nạn tham ô công khai, cường hào, địa chủ hà hiếp dân).

– Tăng thuế, mất mùa xảy ra liên tiếp, đời sống nhân dân cực khổ.

– Nhân dân vùng lên chống lại chính quyền phong kiến.

Những cuộc khởi nghĩa lớn

[edit]
Thời gian Tên Cuộc khởi nghĩa Địa điểm
1737 Nguyễn Dương Hưng Sơn Tây
1738 – 1770 Lê Duy Mật Thanh Nghệ.
1740 – 1751 Nguyễn Danh Phương Tam Đảo, Tây Sơn, Tuyên Quang
1741 – 175 Quận He Nguyễn Hữu Cầu Đồ Sơn, lên Kinh Bắc, uy hiếp kinh thành Thăng Long, xuống Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.
1739 – 1769 Hoàng Công Chất Sơn Nam, Tây Bắc

– Địa bàn hoạt động rộng.

– Thất bại do: khởi nghĩa rời rạc, không liên kết thành phong trào rộng lớn.

– Ý nghĩa:

  • Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, cường quyền của nhân dân ta.
  • Làm cho chính quyền phong kiến họ Trịnh lung lay tận gốc rễ.
  • Dọn đường cho Tây Sơn tiến ra Bắc.

Tham khảo

[edit]
  • SGK Lịch sử 7, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019.