Lịch sử 7/Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII

From Wikiversity

Nhà Trần thành lập (1226 – 1400)[edit]

Nhà Lý sụp đổ[edit]

– Vua ăn chơi, quan tranh quyền.

– Không chăm lo sản xuất, mất mùa, thiên tai.

– Đời sống cực khổ, nhiều thế lực phong kiến chống lại triều đình nhà Lý.

– Năm 1225 Trần Thủ Độ buộc Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần thành lập.

Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền[edit]

– Năm 1226 nhà Trần thành lập.

– Theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền gồm ba cấp: triều đình, các đơn vị hành chính trung gian, các cấp hành chính cơ sở.

– Đứng đầu nhà nước là vua, vua nhường ngôi sớm cho con và lên làm Thái thượng hoàng, cùng trông nom mọi việc.

– Các chức đại thần văn võ giao cho người trong họ nắm giữ, hệ thống quan lại bên dưới vẫn như thời Lý (gồm ban văn giữ việc dân, võ nắm việc quân,... nhưng tổ chức có quy củ và đầy đủ hơn).

– Việc cử quan lại dựa vào thi cử.

– Các quý tộc Trần được phong vương hầu, ban cấp thái ấp, quan lại được cấp bổng lộc.

– Đặt thêm quan: Quốc sử viện, Thái Y Viện, Tông Nhân Phủ, Hà Đê Sứ, Khuyến Nông Sứ, Đồn Điền Sứ,...

– Cả nước chia làm 12 lộ (Tiền Lê là 10 lộ, Lý là 24 lộ phủ). Đứng đầu có các chức chánh phó An Phủ Sứ. Dưới là phủ, châu, huyện, do các chức tri phủ, tri châu, tri huyện, trông coi.

– Dưới cùng là xã có chức xã quan đứng đầu.

– Việc đặt thêm các chức quan trông coi việc làng xã và sản xuất,... chứng tỏ bộ máy quan lại phát triển và tiến bộ.

So sánh với thời Lý[edit]

– Giống: theo mô hình tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý.

– Khác: thời Trần thêm một số cơ quan mới như: Quốc sử viện, Thái Y Viện, Tông Nhân Phủ, Hà Đê Sứ, Khuyến Nông Sứ, Đồn Điền Sứ,...

Pháp luật thời Trần[edit]

– Bộ Quốc triều thông chế, sau sửa chữa và bổ sung thành Quốc triều Hình Luật (giống như bộ Hình thư năm 1042 thời Lý; quy định chặt chẽ bảo vệ nhà vua, cung điện, xem trọng bảo vệ của công và tài sản nhân dân, nghiêm cấm mổ trộm trâu bò, những người phạm tội bị xử phạt rất nghiêm khắc).

– Bộ Quốc triều hình luật được bổ sung thêm: xác nhận và bảo vệ tư hữu tài sản, quy định mua bán ruộng đất, không hạn chế nuôi nô tỳ.

– Đặt cơ quan Thẩm hình viện để xử kiện.

– Vua Trần để chuông lớn ở cung điện cho dân đến đánh khi có điều gì cầu xin hoặc kêu oan.

Quan hệ đối ngoại[edit]

Quan hệ đối ngoại với nhà Tống, nhà Nguyên luôn luôn giữ vững địa vị độc lập, đoàn kết tốt đẹp với dân tộc ít người.

Nhà Trần xây dựng quân đội và phát triển kinh tế[edit]

Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng[edit]

+ Cấm quân (quân túc vệ): chuyên bảo vệ kinh thành và nhà vua được tuyển chọn từ thanh niên khỏe mạnh ở quê hương nhà Trần – Tức Mạc – Nam Định.

+ Quân các lộ ở đồng bằng (quân địa phương) gọi là chính binh, ở miền núi gọi là phiên binh, ở làng xã có hương binh.

– Thay phiên luyện tập quân sự và sản xuất, đó là chính sách: ”ngụ binh ư nông” và theo chủ trương: “Quân cốt tinh nhuệ chứ không cần nhiều”.

– Thường xuyên được học binh pháp và luyện tập võ nghệ (Binh Thư Yếu Lược của Trần Quốc Tuấn là bước tiến mới về quân sự).

– Ngoài ra còn có quân của các vương hầu quý tộc, khi có chiến tranh.

– Cử các tướng giỏi phòng thủ biên giới phía Bắc.

Cách tổ chức quân đội như vậy đã làm tăng rất nhiều sức kháng chiến của nhân dân ta.

Phục hồi và phát triển kinh tế.[edit]

Nông nghiệp[edit]

– Đắp đê phòng lụt dưới sự chỉ dẫn của các quan Hà đê sứ, nạo vét kênh ngòi, đảm bảo giao thông và tưới tiêu cho đồng ruộng.

– Đẩy mạnh khẩn hoang, khuyến khích các vương hầu, công chúa, quý tộc mộ người đi khẩn hoang, để tăng diện tích gieo trồng.

* Sản lượng lương thực tăng, nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.

Thủ công nghiệp và thương nghiệp có nhiều tiến bộ[edit]

– Xưởng thủ công nhà nước – cục Bách tác – sản xuất đồ gốm, dệt, chế tạo vũ khí,...

– Thủ công nghiệp trong nhân dân như làm gốm có tráng men, đúc đồng, làm giấy,...

– Ở các làng xã, chợ búa mọc lên ngày càng nhiều; Thăng Long có 61 phố phường.

– Tiền tệ và hệ thống đo lường được thống nhất.

– Cửa biển Vân Đồn, Hội Thống, Hội Triều là nơi buôn bán tấp nập với thương nhân nước ngoài.

Nhận xét[edit]

  • Nông nghiệp phát triển, thủ công nghiệp thương nghiệp, và buôn bán với người nước ngoài phát triển, nền kinh tế Đại Việt đang từng bước tiến lên.
  • Kinh thành Thăng Long:

– Là trung tâm kinh tế: 61 phố phường buôn bán, xưởng thủ công nhà nước, các ngành nghề thủ công trong nhân dân,...

– Trung tâm chính trị: có kinh thành, cơ quan nhà nước

– Là trung tâm văn hóa: điêu khắc có tháp Báo Thiên, chùa Một Cột; các lễ hội có thể thao, ca hát,...

Tham khảo[edit]

  • SGK Lịch sử 7, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019.