Lịch sử 9/Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX

From Wikiversity

Sự khủng hoảng và tan rã của Liên Bang Xô viết[edit]

Hoàn cảnh lịch sử[edit]

- Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ đã tác động mạnh mẽ đến tình hình chính trị, kinh tế, tài chính của nhiều nước trên thế giới.

- Đảng và nhà nước Liên Xô chậm đề ra những biện pháp để thích nghi với tình hình mới. Vì vậy, đến cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỷ XX, kinh tế Liên Xô dần bộc lộ dấu hiệu suy thoái. Đời sống chính trị có những diễn biến phức tạp, xuất hiện tư tưởng và một số nhóm đối lập chống lại Đảng Cộng sản và nhà nước Xô viết.

- Kinh tế lâm vào khủng hoảng, công nghiệp trì trệ, nông nghiệp sa sút, hàng hóa, lương thực, thực phẩm khan hiếm.

- Chính trị xã hội: những vi phạm pháp chế, thiếu dân chủ, các tệ nạn quan liêu, tham nhũng ngày càng trầm trọng. Đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện.

Công cuộc cải cách[edit]

* Tháng 3-1985 Goóc ba chóp đề ra đường lối cải tổ.

* Nội dung:

- Về chính trị: thực hiện chế độ tổng thống, đa nguyên về chính trị, xóa bỏ chế độ một đảng.

- Về kinh tế: thực hiện nền kinh tế thị trường nhưng trong thực tế chưa thực hiện được.

- Hậu quả: làm cho nền kinh tế thêm suy sụp, kéo theo sự rối loạn về chính trị và xã hội.

Sự sụp đổ của Liên bang Xô viết[edit]

- Ngày 19/1/1991, một cuộc chính biến nhằm lật độ Gooc-ba-chốp nổ ra nhưng thất bại. Sau đó, Gooc-ba-chốp tuyên bố từ chức Tổng Bí thư Đảng cộng sản Liên Xô, yêu cầu giải tán Ủy ban Trung ương Đảng. Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, Chính phủ Liên bang bị tê liệt.

- Ngày 21/12/1991, những người lãnh đạo 11 nước cộng hòa trong Liên bang ký hiệp định thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).

- Ngày 25/12/1991, Tổng thống Gooc-ba-chốp từ chức, lá cờ đỏ búa liềm trên nóc điện Kremli bị hạ xuống, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.

Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu[edit]

- Từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, các nước Đông Âu lâm vào khủng hoảng toàn diện, với mức độ gay gắt, bắt đầu từ Ba Lan rồi lan dần sang các nước Đông Âu.

- Những nhà lãnh đạo đất nước quan liêu, bảo thủ, tham nhũng.

- Bị các nước đế quốc bên ngoài kích động, quần chúng biểu tình, đòi thi hành cải cách kinh tế chính trị, thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, tổng tuyển cử tự do. Đảng và nhà nước các nước Đông Âu phải chấp nhận những yêu cầu trên.

- Kết quả: Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội thắng cử lên nắm chính quyền. Cuối năm 1989, chế độ xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ ở hầu hết các nước Đông Âu.

Nguyên nhân sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu[edit]

- Đường lối lãnh đạo mang tinh thần chủ quan duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Thêm vào đó, sự thiếu dân chủ và công bằng đã làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng.

- Không bắt kịp bước phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật tiên tiến, dẫn tới tình trạng trì trệ khủng hoảng về kinh tế xã hội.

- Khi tiến hành cải tổ phạm sai lầm trên nhiều mặt làm cho khủng hoảng càng thêm trầm trọng.

- Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

Tham khảo[edit]

  • SGK Lịch sử 9 (trang 9, 10, 11, 12) - NXB Giáo dục Việt Nam ; Tái bản lần thứ mười lăm.