Lịch sử 9/Nước Mĩ

From Wikiversity

Tình hình kinh tế nước Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai[edit]

Tình hình chung[edit]

– Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ không bị thiệt hại nhiều mà thu được nhiều lợi nhất, bởi Mỹ có Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở. Do đó, đất nước không bị chiến tranh tàn phá, lại được yên ổn sản xuất. Hơn nữa, trong thời chiến tranh, Mỹ còn thu được món lợi khổng lồ do buôn bán vũ khí.

– Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản.

Về kinh tế[edit]

– Trong những năm 1945 – 1950, Mỹ đạt được nhiều kỳ tích về kinh tế:

+ Về công nghiệp, chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới

+ Về nông nghiệp: sản lượng nông nghiệp của Mỹ gấp hai lần sản lượng nông nghiệp của Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.

+ Về tài chính: Mỹ nắm giữ ¾ dự trữ vàng của thế giới.

+ Về quân sự: Mỹ có lực lượng mạnh nhất, được trang bị các loại vũ khí hiện đại, giữ vững độc quyền về vũ khí hạt nhân.

– Hai thập kỷ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ là trung tâm kinh tế – tài chính giàu mạnh nhất thế giới.

Nguyên nhân của sự phát triển của Mỹ[edit]

– Đất nước không bị chiến tranh tàn phá.

– Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào.

– Dựa vào thành tựu khoa học kỹ thuật,…

– Có nền sản xuất vũ khí phát triển cao (thu 114 tỷ USD trong chiến tranh).

– Trình độ tập trung sản xuất và tư bản cao.

Tuy nhiên kinh tế Mỹ những thập niên sau không còn giữ ưu thế tuyệt đối.

Nguyên nhân làm cho kinh tế Mỹ bị suy giảm[edit]

– Bị Tây Âu và Nhật Bản vươn lên cạnh tranh gay gắt

– Kinh tế Mỹ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.

– Do việc theo đuổi tham vọng làm bá chủ thế giới, Mỹ chi những khoản lớn cho việc sản xuất vũ khí và các cuộc chiến tranh xâm lược.

– Sự chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.

Sự phát triển về khoa học – kỹ thuật[edit]

– Mỹ là nơi khởi đầu cho cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai với việc chế tạo máy tính điện tử đầu tiên vào tháng 12/1946.

– Mỹ đạt được nhiều thành tựu kỳ diệu trong việc chế tạo ra vật liệu mới, năng lượng mới, tiến hành “Cách mạng xanh”, tiến hành cách mạng trong giao thông vận tải, thông tin liên lạc và chinh phục vũ trụ.

– Nhờ những thành tựu đó, nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng và đời sống vật chất, tinh thần của người dân Mỹ đã có nhiều cải thiện.

Chính sách đối nội, đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh[edit]

– Mối quan hệ nhất quán giữa chính sách đối nội phản động và chính sách đối ngoại bành trướng xâm lược là nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới của giai cấp tư sản cầm quyền Mỹ.

Đối nội[edit]

– Hai đảng tư sản là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng Hòa thay nhau cầm quyền thống trị ở Mỹ với những chính sách đối nội thống nhất sau:

+ Ban hành một loạt các đạo luật phản động nhằm chống lại phong trào công nhân và phong trào dân chủ ở trong nước như Đạo luật Tây-hác-lây (chống phong trào công đoàn và phong trào đình công), Luật Mác-ca-ran (chống Đảng Cộng sản), Luật Kiểm tra lòng trung thành (loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy nhà nước Mỹ),…

Đối ngoại[edit]

– Đề ra “chiến lược toàn cầu” với ý đồ thống trị thế giới.

– Các hành động bành trướng, xâm lược của Mỹ, thi hành “chính sách thực lực”, thành lập các khối quân sự, viện trợ kinh tế, quân sự cho các nước đồng minh,…

– Những thất bại nặng nề mà Mỹ đã vấp phải như can thiệp vào Trung Quốc (1945 – 1946), Cu-ba (1959 – 1960), nhất là trong cuộc Chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975). Tham vọng của Mỹ là to lớn, nhưng khả năng thực tế của Mỹ là hạn chế (do những nhân tố chủ quan và khách quan).

Tham khảo[edit]

  • SGK Lịch sử 9 – NXB Giáo dục Việt Nam, tái bản lần thứ mười lăm.