Quan niệm Ấn Độ giáo

From Wikiversity

Quan niệm Kỳ na giáo[edit]

  • Kỳ Na giáo là một triết học và là một tôn giáo, lấy nguyên tắc Không sát sanh (ahimsa) làm tâm điểm tuyệt đối trên cả hai phương diện lý thuyết và thực hành.
  • Kỳ-na giáo xem bất hại là trọng tâm giáo lý của Chính mình (Chính bản thân mình) “ahimsa paramo dharmah” . Chế ngự bản thân, phải có phương pháp tự kiềm chế các loại Khổ như ham muốn và dục vọng .
  • Suy tưởng để phát triển các phương thức giúp cho con người khắc phục khổ não vốn cố hữu trong cuộc sống nhân sinh . Kỳ Na giáo tìm cách thành tựu công cuộc cứu độ ấy bằng việc chinh phục các giới hạn trần tục, và Jina — từ ngữ xuất phát của Kỳ Na giáo — có nghĩa là ‘người chinh phục’, hiểu theo khía cạnh tâm linh là ‘người chiến thắng’, thế nên Kỳ Na giáo còn được hiểu là ‘tôn giáo của những người chiến thắng’.
  • Kỳ-na giáo không chấp nhận hệ thống giai cấp
  • Kỳ-na giáo rất gần gũi với Sinh mệnh phái (Ajivikism), có cùng chủ trương bất hại, hoà bình
  • Kì-na giáo mang tính Vô thần chủ nghĩa , không công nhận thần linh
  • Kỳ-na chủ trương rằng nghiệp là những vật chất vi tế (subtle material objects) gắn liền với linh hồn
  • Kỳ Na giáo không có những cái tuyệt đối, không có sự hiệp nhất sau cùng của Tiểu ngã Atman vào Ðại ngã Brahman hằng cửụ . Thay vào đó, Kỳ Na giáo cho rằng giải thoát sau cùng là sự thừa nhận rằng tinh thần của ta mới là một thực tại tối hậụ
  • Chính nghiệp báo lèo lái vũ trụ, chứ chẳng phải một thần linh nào cả. Thế giới không có khởi đầu nhưng được xem là đang chuyển động qua các thời kỳ tiến hóa và thoái hóạ
  • Phủ định sự hiện hữu của cảnh giới thiêng liêng vĩnh cửu và tin rằng linh hồn của con người bị mắc kẹt trong thế giới vật chất, cần được giải thoát nhằm đạt đến thành tựu hoàn thiện nhứt .
  • Khi linh hồn được giải thoát, ở đó chỉ còn lại niềm tin, tri thức, đức hạnh và mọi trạng thái chân chính hoàn hảọ
  • Khi hết thảy các nghiệp báo ràng buộc đều bị loại bỏ, linh hồn vút bay lên tới bến bờ không gian vũ trụ.
  • Bác bỏ các nghi lễ Bà la môn như là phương thế để thành tựu giải thoát, từ việc cử hành chính xác các nghi lễ.

Quan niệm Sikh giáo[edit]

Các tín đồ đạo Sikh tin rằng, muốn đạt tới cuộc sống tốt đẹp thì cần phải luôn giữ đức tin trong trái tim, khối óc, phải làm việc chăm chỉ và trung thực, phải có lòng hảo tâm bố thí cho tất cả mọi người. Sống biết chia sẻ với mọi người cũng là một trách nhiệm xã hội mà những người theo đạo Sikh cần phải biết, mỗi một cá nhân cần nên giúp đỡ những người có nhu cầu thông qua công việc từ thiện.

  • Giá trị của con người quan trọng hơn địa vị hoặc giai cấp, hay nói đúng ra là tinh thần (tâm linh) bên trong quan trọng hơn nghi thức bên ngoài . Trong tư tưởng giáo huấn của Nanak, ông luôn khuyên con người hãy tìm chân lý ở chính bên trong bản thân mình, (bên trong cái tâm đã được đồng nhất với Thiên Chúa, Chân Sư (Sat Guru). Tư tưởng này đưa Đạo Sikh đến một trạng thái gọi là tôn giáo tại tâm của các cá nhân như đã đề cập ở trên. Tư tưởng này tương đồng tư tưởng "lòng tin nơi chính mình" của Martin Luther, người đã sáng lập ra đạo Tin Lành (Protestantisme).
  • Đạo Sikh ít nhiều có những điểm gần giống với tư tưởng Phật giáo, chẳng hạn như những khái niệm về Luân hồi (samsara) và Nghiệp báo (karma).
Đạo Sikh cho rằng, mục đích trong cuộc sống của con người là thoát ly sinh tử và hợp nhất với Chúa trời . Theo họ, mục đích này có thể đạt được bằng cách nghe theo lời dạy của bậc đạo sư (Sat Guru – True guru) suy ngẫm về thánh lý và làm tất cả các công việc thiện và phục vụ mọi người. Đối với các tín đồ đạo Sikh, thiên đường chính là thế giới hiện thực! . Thiện nghiệp có thể được tái sinh làm lại thân con người . Ác nghiệp sẻ tái sinh làm súc sinh
  • Trong tư duy của những người theo đạo Sikh, việc giải thoát hay không được giải thoát trong cuộc đời này là do mình. Họ cho rằng, mỗi một con người cần phải tu thân ngay trong cuộc sống hiện tại, và vượt lên những vất vả khó khăn trong cuộc sống hằng ngày bằng cách khắc phục 5 tật xấu luôn tiềm tàng trong chính mỗi con người ; đó là dâm dục, sân hận, tham lam, cố chấp (chấp thủ) và tự kiêu (ngã mạn).
  • Tín đồ đạo Sikh cấm không được tôn thờ nhiều thần, không sùng bái, không hành hương đến các điện thờ lớn của Hindu và thực hành các nghi lễ mù quáng.
  • Không chấp nhận phương thức sống thụ động, thoát tục, trở thành tu sĩ hoặc chọn lối sống ẩn dật để trốn tránh đời sống thực tại.
  • Trong đạo Sikh, người phụ nữ rất được coi trọng, và quan niệm của họ về người phụ nữ có phần nào đồng tình với quan niệm đa thê của Hồi giáo
Chúng ta được sinh ra từ người phụ nữ, Người phụ nữ đã mang thai chúng ta, chúng ta đính hôn và kết hôn với phụ nữ. Chúng ta làm bạn với người phụ nữ, và nhờ người phụ nữ nòi giống mới được nối dõi. Khi một người phụ nữ chết, chúng ta lại kết hôn với người khác, chúng ta ràng buộc với thế giới qua người phụ nữ. Vậy tại sao chúng ta lại nói điều không tốt về người phụ nữ, những người đã sinh ra các vị Vua chúa? Người phụ nữ do chính người phụ nữ sinh ra, chẳng có một ai được sinh ra mà không có người phụ nữ. Duy nhất Chúa trời là không phải do người phụ nữ sinh ra (Guru Nanak, Var Asa).
  • Đạo Sikh nhấn mạnh sự bình đẳng về xã hội và giới tính . Cho rằng nam và nữ đều được coi trọng như nhau, phản đối tục giết bé gái sơ sinh hoặc tục thiêu sống người vợ cùng với người chồng đã chết, trái lại cho phép người góa phụ tái hôn .

Quan niệm Phật giáo[edit]

  • Trong Đạo Phật thì chỉ coi một trình độ nhận thức được gọi là Giác ngộ là tối thượng chứ không tồn tại một đấng tối thượng .
  • Phật là danh từ chung để gọi một người đả đạt giác ngộ, đạt tới cảnh giới giải thoát ra khỏi luân hồi
  • Đạo Phật có giáo hội nhưng không đặt ra người đứng đầu, các tín đồ đều bình đẳng
  • Đạo Phật cho rằng mọi sinh vật, không thể tồn tại vĩnh hằng, có sinh thì phải có diệt. Duyên khởi thì sinh, duyên tận thì diệt
  • Đạo Phật thì cho rằng Trái Đất chỉ là một trong muôn vàn các thế giới cùng tồn tại, mỗi thế giới lại có những đặc điểm khác nhau
  • Trong Đạo Phật, loài người cũng chỉ là một kiếp sống như các loài vật khác cũng đều là sinh vật chịu theo quy luật Nhân quả (làm thiện gặp thiện, làm ác gặp ác),
  • Không sinh vật nào là vĩnh cửu mà đều phải có lúc chết, lúc chết thì sẽ luân hồi sang kiếp sống khác, kiếp sau như thế nào thì phải tùy vào việc làm nhiều thiện nghiệp hay ác nghiệp
  • Đức Phật cũng nói về thần thánh, nhưng ngài nói rằng các vị thần cũng chỉ là một dạng sinh vật trong các thế giới.
  • Đạo Phật không ép buộc hay khuyến khích thờ cúng của bất kỳ ai.
  • Cúng tế , thờ phượng là một sự ngưỡng mộ hay sùng bái