Triết lý Phật giáo

From Wikiversity

Vũ trụ , Con người , Vạn vật[edit]

Đạo Phật cho rằng

  • Vũ trụ khoảng không gian không có bắt đầu và không có kết thúc , luôn luôn biến đổi được đạo phật gọi là cỏi vô thường
  • Mọi sinh vật đều có mang 2 cá tánh đối nghịch được gọi là lưỡng tánh Âm dưỡng . Mọi vật không thể tồn tại vĩnh hằng, có sinh thì phải có diệt. Duyên khởi thì sinh, duyên tận thì diệt . Không sinh vật nào là vĩnh cửu mà đều phải có lúc chết, lúc chết thì sẽ luân hồi sang kiếp sống khác . Kiếp sau như thế nào thì phải tùy vào việc làm nhiều thiện nghiệp hay ác nghiệp
  • Loài người cũng chỉ là một kiếp sống như các loài vật khác cũng đều là sinh vật chịu theo quy luật Nhân quả (làm thiện gặp thiện, làm ác gặp ác),
  • Thần thánh cũng chỉ là một dạng sinh vật trong các thế giới.

Nhân , Quả , Luân hồi[edit]

Nhân dại diện cho Nguyên Nhân . Quả dại diện cho Kết Quả . Luân hồi dại diện cho Lang thang trôi nổi trong một chu kỳ tuần hoàn .

Luật nhân quả
Mọi sự việc đều là kết quả của một nguyên nhân gây ra nó . Mọi Kết Quả đèu có một Nguyên Nhân sinh ra nó . Thí dụ như mập trở thành ốm do thiếu ăn , thiếu ngủ ... . Ốm trở thành mập do có ăn uống nghỉ ngơi đầy đủ . Hành vi lối sống ; Ở ác găp ác , ở lành gặp lành

Sinh tử Luân hồi

Qua xem xét kiếp sống của mọi sinh vật cho thấy , quá trình tiến triển của mọi sinh vật qua 4 giai đoạn Sinh ra , Hình thành , Phát triển và Diệt vong được gọi là Sinh ,Trụ , Dị , Diệt . Thí dụ như kiếp song con người là quá trình tiến triển của con người qua các giai đoạn Sinh ra (Bởi cha mẹ) , Trưởng thành (Do thức ăn nuôi dưởng) , Già đi (Suy yếu theo thời gian) , rồi Chết (Do có sinh thì có diệt).

Khổ , Giác ngộ , Giải thoát[edit]

Phật cho rằng Đời là bể khổ . Mọi khổ đều có nguyên nhân . Mọi khổ đều có thể dập tắt . Mọi khổ đều có một đường lối diệt khổ . Khi con người được Giải thoát là khi con người đạt đến canh giới Giác ngộ không còn buộc ràng bởi khổ trong vòng Luân hồi

Ở đời thực có khổ đau (Khổ đế), khổ đau cũng có nguyên nhân (Tập đế), khổ đau có thể dập tắt (Diệt đế), và Bát chính đạo - con đường đưa đến khổ diệt (Đạo đế) .