Vòng đời sinh học của con người

From Wikiversity
Một bào thai trong tử cung người mẹ. Hình phác thảo của Leonardo da Vinci.
Một bào thai trong tử cung người mẹ. Hình phác thảo của Leonardo da Vinci.

Vòng đời sinh học của con người bắt đầu từ khi nhau thai hình thành. Qua quá trình thụ tinh (ở con người là thụ tinh trong), một con người mới hình thành. Trứng thường được thụ tinh trong cơ thể phụ nữ cùng với tinh trùng của đàn ông qua quá trình giao hợp, hay như một trong những tiến bộ khoa học gần đây là quá trình thụ tinh trong ống nghiệm cũng thường được sử dụng. Trứng đã được thụ tinh phân chia liên tục trong tử cung người phụ nữ và trở thành một bào thai. Sau một khoảng thời gian kéo dài khoảng 38 tuần, bào thai đó sẽ dần dần phát triển trở thành một con người thực thụ. Vào thời điểm được sinh ra, bào thai phát triển đầy đủ sẽ ra khỏi cơ thể người phụ nữ và bắt đầu tự hít thở, và được gọi là "trẻ sơ sinh". Vào thời điểm này, hầu hết những xã hội hiện đại đều công nhận đứa bé ấy là một người và được bảo vệ trước pháp luật, tuy nhiên một số khác thừa nhận quyền con người của đứa bé khi nó còn là một đứa bé trong tử cung người mẹ.

So với những loài động vật khác, việc sinh nở của con người phức tạp hơn hẳn, được coi là hệ quả của sự gia tăng kích thước hộp sọ. Những cơn đau kéo dài suốt 24 tiếng đồng hồ hay hơn thế nữa không hiếm, và cũng có thể dẫn đến chấn thương hay cả cái chết đến cho đứa bé hay người mẹ. Mặc dù khả năng đó đã giảm đi rất nhiều trong thế kỉ 20 và 21 trong những nước phát triển vì sự phát triển những kĩ thuật hỗ trợ sinh sản mới. Sinh sản tự nhiên, tuy có độ nguy hiểm rất cao, nhưng cũng rất phổ biến trong những vùng chưa phát triển trên thế giới.

Hai bé gái.
Hai bé gái.

Con người sau khi được mang thai khoảng 9 tháng thì có cân nặng khoảng 3–4 kg và cao 50–60 cm. Sau đó, chúng tiếp tục phát triển trong những năm tiếp theo và đạt đến sự phát triển sinh dục nhất định. Trẻ em gái thường tiếp tục phát triển đến năm 18 tuổi, trong khi trẻ em trai lại tiếp tục phát triển đến năm 21 tuổi. Cuộc sống của một người có thể được chia thành những giai đoạn quan trọng sau: sơ sinh, thiếu nhi, dậy thì, thanh niên, trưởng thànhgià. Tuy nhiên, độ dài của những giai đoạn trên luôn không rõ ràng, nhất là giai đoạn cuối.

Có những ý kiến khác nhau về tuổi thọ trên Trái Đất. Ở những nước đã phát triển, người ta ngày càng già đi, với độ tuổi trung bình ở mức xấp xỉ 40 tuổi (cao nhất là ở Monaco với mức 45,1 tuổi), nhưng ở những nước thuộc thế giới thứ ba thì độ tuổi trung bình lại là 15–20 tuổi (thấp nhất là ở Uganda với mức 14,8 năm). Tuổi thọ trung bình của con người được ước tính là 77,2 vào năm 2001 ở Hoa Kỳ.Tuổi thọ trung bình ở Singapore là 84,29 năm ở nữ và 78,96 năm đối với nam, trong khi ở Botswana, do dịch bệnh AIDS đang hoành hành tại đây cho nên tuổi thọ chỉ ở mức 30,99 năm với nam và 30,53 năm đối với nữ. Cứ năm người châu Âu thì sẽ có một người sống thọ nhưng phải 20 người châu Phi thì mới có một người sống được hơn 60 tuổi.

Số người có tuổi thọ trên 100 trên thế giới được Liên Hiệp Quốc ước tính là khoảng 210.000 vào năm 2002. Tuổi thọ lớn nhất ở con người là khoảng 197 năm (tuổi thọ giả thiết của ông Lý Thanh Vân). Trên toàn thế giới, cứ 81 người đàn ông có tuổi thọ trên 60 tuổi thì có 100 phụ nữ như thế. Và trong số những người thọ nhất thì tỉ lệ đó là 53 nam : 100 nữ.

Một câu hỏi khác là khi nào con người bắt đầu nhận thức và nó sẽ trở nên như thế nào sau khi chết vẫn còn đang được tranh cãi. Nỗi lo sợ cái chết khiến hầu hết loài người cảm thấy bất an và lo sợ. Những lễ chôn cất thường được tổ chức rất trọng thể trong xã hội loài người thể hiện một lòng tin về sự sống sau cái chết hay sự bất tử.