Tục ngữ Việt Nam

From Wikiversity

Tục ngữ là thể loại Văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền đạt, thường gieo vần lưng. Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc.

Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ...

A[edit]

  • Ăn dóc học hay
  • Ăn cỗ đi trước,lội nước đi sau
  • Ăn kĩ no lâu . Ăn nhiều mau đói
  • Ăn cây nào , rào cây đó
  • Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
  • Ăn theo thuở, ở theo thời.

C[edit]

  • Có công mài sắt có ngày nên kim
  • Có chí thì nên
  • Có còn hơn không.
  • Có mới nới cũ
  • Có tật giật mình
  • Chân cứng đá mềm.
  • Cái khó ló cái khôn.
  • Chị ngã em nâng.
  • Cọp chết để da, người ta chết để tiếng.
  • Cây ngay không sợ chết đứng.
  • Chết vinh còn hơn sống nhục.
  • Chết đứng còn hơn sống quỳ.
  • Chí lớn thường gặp nhau
  • Cười người hôm trước, hôm sau người cười
  • Cân lời nói trước khi nói
  • Cái nết đánh chết cái đẹp.
  • Cha nào, con nấy.
  • Con sâu làm rầu nồi canh.
  • Cùng tắc biến, biến tắc thông.
  • Chớ để ngày mai những gì mình có thể làm hôm nay.
  • Cuả thiên, trả địa.
  • Càng đông càng vui.
  • Chín người, mười ý.
  • Còn nước, còn tát.

D[edit]

  • Dễ được, dễ mất.
  • Dậu đổ, bìm leo.

Đ[edit]

  • Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết.
  • Đói cho sạch, rách cho thơm.
  • Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
  • Đèn nhà ai nhà nấy sáng.
  • Đừng chế nhạo người
  • Đừng xét đoán người qua bề ngoài
  • Đánh chết cái nết không chừa.
  • Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy
  • Đứng núi này trông núi nọ.

G[edit]

  • Gieo gió gặt bão
  • Góp gió thành bão
  • Giấy rách phải giữ lấy lề.
  • Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
  • Giận quá mất khôn.
  • Gừng càng già càng cay.
  • Ghét của nào trời trao của nấy.
  • Gậy ông đập lưng ông.
  • Gieo nhân nào, Gặt quả đó

H[edit]

  • Hai sai không tạo nên một việc đúng
  • Hổ báo cáo chồn không tốt cho sức khoẻ

I[edit]

  • Im lặng tức là đồng ý.
  • Im lặng là vàng.

K[edit]

  • Khôn đâu tới trẻ, khỏe đâu tới già.
  • Khôn không qua lẽ, khỏe chẳng qua lời.
  • Khôn nhà dại chợ.
  • Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.
  • Không làm sao nên.
  • Kính lão đắc thọ.
  • Kính trên nhường dưới.
  • Không có lửa làm sao có khói.
  • Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
  • Không gì tuyệt đối
  • Không vào hang cọp sao bắt được cọp con.
  • Không làm được đều mình muống thì làm đều mình có thể làm

L[edit]

  • Lá rụng về cội
  • Lá lành đùm lá rách
  • Liệu cơm gắp mắm.
  • Lùi một bước tiến ngàn dặm
  • Lửa gần rơm lâu ngày cũng cháy.

M[edit]

  • Một điều nhịn chín điều lành.
  • Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
  • Môi hở, răng lạnh .
  • Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
  • Một con chim én không làm nên mùa xuân.
  • Một câu nhịn, chín câu lành.
  • Mất lòng trước, đặng lòng sau.
  • Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ
  • Muốn gì được nấy
  • Muốn là được
  • Mạnh vì gạo, bạo vì tiền.
  • Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
  • Muốn ăn thì lăn vào bếp.
  • Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học..
  • Một mặt người bằng mười mặt của.
  • Mềm nắn, rắn buông.
  • Mềm quá thì yếu, cứng quá thì gãy.
  • Một người biết lo bằng kho người làm.
  • Mũi dại, lái phải chịu đòn.
  • Mưu sự tại người . Thành sự tại trời.
  • Mỗi thời, mỗi cách
  • Miệng hùm, gan sứa.
  • Miệng Phật lòng rắn

N[edit]

  • Năng làm thì nên.
  • Nước chảy về nguồn, lá rụng về cội.
  • Nước lã không khuấy nên hồ.
  • Nước đến chân mới nhảy
  • Nước chảy đá mòn.
  • Nói có sách, mách có chứng.
  • No mất ngon, giận mất khôn.
  • Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm
  • Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột
  • Người sống hơn đống vàng.
  • Nghèo sinh loan, giàu sinh tật.
  • Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
  • Nước lặng chảy sâu
  • Nói dễ , làm khó .

O-Ơ[edit]

  • Oán không giải được oán
  • Oan có đầu, nợ có chủ
  • Oan oan tương báo , dỉ hận miên miên
  • Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác
  • Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
  • Ở chọn nơi, chơi chọn bạn

P[edit]

  • Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
  • Hoạ phước bất tường
  • Phú quý sinh lễ nghĩa , bần cùng sinh đạo tặc


Q[edit]

  • Quá giận mất khôn

R[edit]

  • Rau nào sâu nấy.
  • Rừng nào cọp nấy
  • Rượu vào, lời ra.
  • Ruộng bề bề chẳng bằng nghề trong tay.

S[edit]

  • Sông có khúc, người có lúc
  • Sai một li đi một dặm
  • Sinh sự, sự sinh.
  • Suy bụng ta ra bụng người.

T[edit]

  • Tiên học lễ hậu học văn
  • Tốt danh hơn lành áo.
  • Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
  • Thất bại là mẹ thành công
  • Tham thì thâm
  • Tham thực cực than
  • Trèo cao té nặng
  • Tấc đất tấc vàng
  • Tai vách mạch rừng.
  • Tiền nào của đó
  • Tham giàu phụ khó, tham sang phụ bần
  • Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
  • Thắng làm vua thua làm giặc
  • Tránh voi chẳng xấu mặt nào.
  • Túng thế phải tùng quyền
  • Trong khốn khó, mới biết bạn hiền
  • Thành thực là tốt nhất . Thật thà là thượng sách

U[edit]

  • Uống nước nhớ nguồn.
  • Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói.

V[edit]

  • Vỏ quýt dày móng tay nhọn
  • Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm
  • Vàng thật không sợ lửa
  • Việc người thì sáng, việc mình thi quang

X[edit]

  • Xa mặt cách long
  • Xem việc biết người.

Y[edit]

  • Yêu nên tốt , ghét nên xấu
  • Yêu nhau nhiều , cắn nhau đau
  • Yêu nhau lắm , cắn nhau đau