Tam giáo
3 tôn giáo lớn nổi tiếng được nhiều người biết đến ở Á Đông bao gồm Khổng giáo của Khổng Tử, Lão giáo của Lão tử, Phật giáo của Tất-đạt-đa Cồ-đàm
Phật giáo
[edit]- Trong Đạo Phật thì chỉ coi một trình độ nhận thức được gọi là Giác ngộ là tối thượng chứ không tồn tại một đấng tối thượng . Phật là danh từ chung để gọi một người đã giác ngộ, đạt tới cảnh giới giải thoát, ra khỏi luân hồi, hoàn toàn trong sạch và hơn nữa phải là người có lòng từ bi thương yêu, cứu giúp tất cả mọi người . Đạo Phật có giáo hội nhưng không đặt ra người đứng đầu, các tín đồ đều bình đẳng
- Đạo Phật cho rằng mọi sự vật, hiện tượng (trừ cõi Niết Bàn) đều là vô thường, không thể tồn tại vĩnh hằng, có sinh thì phải có diệt. Duyên khởi thì sinh, duyên tận thì diệt
- Đạo Phật giải thích mọi sự việc đều là sự biểu hiện của Luật nghiệp quả hay Luật Nguyên nhân và Hậu quả . Luật này cho rằng Mọi sự việc đều là Hậu quả hay kết quả của một Nguyên nhân . Nguyên nhân được gọi là Nghiệp . Kết quả của một Nguyên nhân được gọi là Nghiệp quả hay Hậu quả . Tục ngữ Vietnam có câu Ở hiền gặp lành Ở ác gặp ác . Ở hiền hay Ở ác là nguyên nhân (Nghiệp) tạo ra hậu quả (Nghiệp quả) gặp lành hay gặp ác . Từ đó ta thấy , mọi nguyên nhân đều đưa đến một hậu quả hay từ nghiệp gây ra cho một nhiệp quả tương ứng . Một khi tạo nghiệp thì ắt sẽ gặp nghiệp quả
- Đạo Phật không ép buộc hay khuyến khích thờ cúng của bất kỳ ai. Sự cúng dàng và bái lạy, hầu cận Phật là một sự ngưỡng mộ, noi theo đối với đấng Thế tôn đã giải thoát và từ bi vô lượng
Tóm lại, Đạo Phật là con đường giải thoát dành cho tất cả mọi người, không phân biệt ai. Đạo Phật nói lên sự thật, là một con đường khách quan để đi tới chân lý. Giáo lý của Đạo Phật không phải do Phật sáng tạo ra mà là chân lý khách quan. Phật chỉ là người phát hiện, dấn thân và chứng đắc để rồi truyền dạy lại cho mọi người cách giải thoát với lòng từ bi vô lượng. Sự cao quý của Phật ở chỗ xem tất cả mọi người là bình đẳng và hoàn toàn có thể thành Phật.
Khổng giáo
[edit]Khổng giáo hay Nho giáo (儒教), còn gọi là Đạo nho hay Đạo Khổng là một hệ thống giáo dục Đạo đức do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội hài hòa, thái bình, thịnh vượng . Đạo đức của Khổng giáo theo sách Đại học là
- Đạo học lớn cốt để phát huy đức sáng, đức tốt đẹp của con người, đổi mới khiến lòng dân bỏ cũ theo mới, bỏ ác theo thiện, khiến mọi người đạt đến mức độ đạo đức hoàn thiện nhất . Có hiểu được phải đạt đến mức độ đạo đức hoàn thiện nhất thì mới kiên định chí hướng. Chí hướng kiên định rồi, tâm mới yên tĩnh. Tâm yên tĩnh rồi, lòng mới ổn định. Lòng ổn định rồi, suy nghĩ sự việc mới có thể chu toàn. Suy nghĩ sự việc chu toàn rồi, mới có thể xử lý, giải quyết công việc được thỏa đáng. Vạn vật đều có đầu có đuôi, có gốc có ngọn. Vạn sự đều có bắt đầu và kết thúc. Biết làm cái gì trước cái gì sau, tức là đã tiếp cận nguyên tắc của đạo rồi
Lào giáo
[edit]Lào giáo hay Đạo giáo (tiếng Trung: 道教) . Đạo nghĩa là Đường lối . Giáo là sự dạy dỗ . Đạo giáo cho rang nguyên thủy của vũ trụ và vạn vật là Đạo. Đạo là thể vô hình vô tướng, không sinh không diệt, hằng hữu đời đời.
Lão tử cho rằng
- Trời Đất sinh ra muôn vật, cây cỏ, chim muông, nhân loại, không phải để chúng ăn thịt nhau mà các sinh vật đều khắc chế lẫn nhau, nuôi dưỡng nhau, hổ trợ nhau để cùng tồn tại
Đạo giáo không bàn đến Thượng đế, Linh hồn, Thiên đàng, Địa ngục, mà chỉ nói một cách tổng quát về nguồn gốc của con người và vạn vật là từ Đạo mà ra, và cuối cùng thì trở về Đạo, hòa vào Đạo. Muốn hòa vào Đạo,
Lão Tử nói về Lý Vô Vi. Vô Vi nghĩa là sống theo tự nhiên và cùng với tự nhiên tiến hóa. Lý Vô Vi : Vô cầu, Vô tranh, Vô đoạt, Vô chấp
- Vô cầu nên vô vọng
- Vô tranh nên vô đoạt
- Vô đoạt nên Vô hửu.
- Vô chap nên Vô thù
- Không vọng tưởng nên không thất vọng
- Không tranh chap nên không chiếm đoạt
- Không chiếm đoạt nên không cầm giử
- Không cố chấp nên không hận thù
Lão tử cho rằng
- Vô Vi tức Đạo. Đạo thường vô vi nhi vô bất vi
- Đạo là Vô Vi. Đạo không làm, mà không gì không làm được