Trị quốc
Văn trị - Lễ trị - Nhân trị - Đức trị
- Văn trị là đề cao cai trị bằng tri thức, bằng sự sáng suốt.
- Lễ trị là dùng các nghi lễ, các quy tắc trong quan hệ giữa người và người để tạo ra một xã hội hài hòa.
- Nhân trị là trị quốc bằng lòng nhân ái.
- Đức trị là cai trị bằng đạo đức của người lãnh đạo.
Thuật lãnh đạo
[edit]Chính danh
[edit]Muốn cai trị thiên hạ, theo Khổng Tử người lãnh đạo phải chính danh. Tử Lộ hỏi "Nếu vua nước Vệ mời thầy đi làm quan quản lý chính sự, thầy làm việc gì trước tiên ?". Khổng Tử nói "Việc trước tiên nhất định phải là chính danh đã".
Khổng Tử từng nói
- Cao quý thay vua Thuấn và vua Vũ! Được cả thiên hạ mà vẫn cảm thấy việc này không có gì đáng vui hoặc kiêu hãnh cả .
Nhân nghĩa
[edit]Về việc cai trị bằng nhân nghĩa, sách Đại Học viết:
- Người nhân dùng của cải của mình để hoàn thiện phẩm đức. Kẻ bất nhân dùng sinh mệnh của mình để vơ vét thêm của cải. Chưa từng có bậc vua nào yêu điều nhân mà dân chúng lại không yêu điều nghĩa. Chưa từng có người nào hiểu điều nghĩa mà lại làm việc không hết lòng... Điều này nói lên rằng: người trị quốc không nên xem tài sản là vốn quý, mà nên xem nhân nghĩa là vốn quý .
Nho giáo có quan niệm cai trị bằng nhân nghĩa, bằng cách giáo dục quần chúng.
Khổng Tử nói
- Dùng mệnh lệnh pháp luật để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng hình phạt để quản lý dân, làm như vậy có thể giảm được phạm pháp, nhưng người phạm pháp không biết xấu hổ, sỉ nhục. Dùng đạo đức để hướng dẫn, dùng lễ nghĩa để giáo hóa dân thì dân sẽ hiểu được thế nào là nhục nhã khi phạm tội, sẽ cam tâm tình nguyện sửa chữa sai lầm của mình tận gốc từ tư tưởng..
Người lãnh đạo ra lệnh cho dân chúng thực hành nhân ái nhưng mình lại tàn bạo, thì dân nhất định chẳng nghe theo. Nếu bậc thiện nhân lãnh đạo quốc gia, sau một trăm năm có thể cảm hóa kẻ tàn bạo thành lương thiện, không cần gì đến hình phạt nữa. Không nên gào thét và nghiêm sắc mặt để giáo hóa dân chúng vì có thể cướp cờ, đoạt tướng giữa ba quân, nhưng không thể cướp đoạt được chí khí của một người dân bình thường. Người có thể ban ân cho dân chúng và cứu giúp chúng sinh không chỉ là người nhân mà đáng gọi là bậc thánh nhân. Người lãnh đạo phải thuận theo lòng dân, thích những điều dân thích và ghét những điều dân ghét. Vua Hạ Kiệt bị Nho giáo coi là bài học điển hình cho việc mất nước vì tàn bạo
Đạo đức người lãnh đạo
[edit]Về đạo đức người lãnh đạo, sách Đại Học có câu:
- Đức là gốc, tài sản là ngọn. Nếu như bỏ gốc mà lấy ngọn, thì sẽ tranh lợi với dân, cướp bóc dân. Nếu ở trên phản lại lòng dân, chỉ biết phát ra những mệnh lệnh trái lẽ, chỉ lo tích tụ tài sản châu báu ngọc ngà, thì dân chúng sẽ đối xử lại bằng những điều phản nghịch, khiến cho triều đình ngày một khánh kiệt .
Cầm quyền lãnh đạo quốc gia dựa vào đạo đức thì dân chúng đều quy thuận. Người bề trên ngay thẳng, dù không ra lệnh, người dưới vẫn làm theo. Người bề trên không ngay thẳng, tuy có mệnh lệnh rất nghiêm, người dưới cũng chẳng theo, chỉ cần giữ mình một cách thành thật, thì tự nhiên thiên hạ sẽ thái bình vô sự.
Người lãnh đạo phải tự mình làm gương cho dân noi theo, chịu khó nhọc cùng những công việc khó nhọc của dân. Nếu người trên có hiếu với cha mẹ, tôn trọng bậc huynh trưởng, thật lòng thương xót kẻ côi cút cô đơn góa bụa, thì nhân dân cũng tự mà noi theo như vậy. Phải làm cho dân chúng hoàn toàn tâm phục thế mới gọi là hiểu được cái gốc của đạo lý.
Khổng Tử nói
- Người bề trên coi trọng lễ thì lãnh đạo dân chúng rất dễ.
Trong quan hệ cấp trên với cấp dưới thì quan điểm của Khổng Tử là
- Người bề trên đối với kẻ dưới không khoan dung rộng lượng, chấp hành lễ không nghiêm túc kính cẩn, cử hành tang lễ không đau buồn, thương xót, làm sao ta có thể chịu được ? .
Quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới không phải là quan hệ một chiều. Tử Lộ hỏi về đạo thờ vua, Khổng Tử nói
- Không được lừa dối vua. Nhưng nếu vua sai lầm, phải hết sức khuyên can dù phải xúc phạm đến vua\ .
Biết quý trọng tài năng
[edit]Thuật lãnh đạo của Nho giáo đề cao những lãnh đạo biết quý trọng tài năng, biết dùng người. Vua Vệ Linh Công là người vô đạo nhưng không bị diệt vong theo Khổng Tử "bởi vì nước Vệ có Trọng Thúc Ngữ giỏi việc ngoại giao tiếp đãi tân khách, Chúc Đà quản lý tốt việc tế lễ tông miếu, Vương Tôn Giả giỏi thống lĩnh quân đội. Biết dùng người như vậy thì làm sao mà mất nước được?". Nên dùng người nghiêm túc, cẩn thận, biết lo lắng, mưu tính khi đối mặt với công việc để đạt thành công.
Nho giáo xem hiền tài là nguyên khí quốc gia, vì vậy
- Phát hiện người có tài đức mà không đề bạt cất nhắc hoặc không trọng dụng, đây là khinh rẻ người có tài đức vậy. Phát hiện kẻ bất lương làm sai trái mà không bãi chức, bãi chức rồi mà không đuổi ra nơi xa xôi hẻo lánh, đây gọi là dung túng cho kẻ bất lương vậy. Ưa thích cái mà mọi người ghét bỏ, ghét bỏ cái mà mọi người ưa thích, thế gọi là làm trái bản tính con người, tai họa nhất định giáng xuống kẻ ấy. Cho nên, làm người quân tử cần nhớ kỹ đạo lý lớn này: phải dựa vào trung tín mới được thiên hạ, còn nếu kiêu ngạo, phóng túng thì nhất định mất thiên hạ..
Khổng Tử nói
- Cất nhắc người ngay thẳng để trên kẻ tà ác thì có thể biến kẻ tà ác thành ngay thẳng .
Người lãnh đạo phải có học vấn mới thực hiện tốt công việc của mình. Điều quan trọng nhất trong việc cai trị thiên hạ là lễ nhạc, luật lệ và văn tự. Nếu nắm vững ba điều này thì ít phạm sai lầm.
Người lãnh đạo còn phải thấm nhuần đạo Trung dung. Người tự ý làm càn, chuyên quyền độc đoán hay bảo thủ thì nhất định gặp tai họa. Bậc đại trí như vua Thuấn là người ham hỏi han, để tâm suy xét cả những lời thiển cận bình thường, bỏ qua cho những ai bày tỏ điều gì xấu, tán dương những ai nêu lên được điều gì tốt đồng thời chọn lấy cái ở giữa mà thi hành.
9 nguyên tắc lớn trong đạo trị quốc
[edit]Sách Trung Dung đưa ra 9 nguyên tắc lớn trong đạo trị quốc là
- Tu dưỡng bản thân thì đạo đức được xác lập.
- Tôn trọng hiền tài thì không bị mê hoặc, ngu tối.
- Yêu quý thân tộc thì chú bác, anh em không oán hận.
- Kính trọng đại thần thì công việc ít phạm sai lầm.
- Săn sóc quần thần thì kẻ sĩ tận lực báo đáp.
- Quan tâm đến dân thì dân chúng thực hiện tốt mọi điều bề trên đề ra.
- Khuyến khích bách nghệ phát triển thì vật dụng, hàng hóa buôn bán đủ đầy, sung túc.
- Trọng đãi người nước ngoài đến nước mình làm ăn sinh sống thì bốn phương quy thuận.
- Vỗ về chư hầu thì khắp thiên hạ sẽ kính phục.
Khổng Tử từng nói "Thái Bá là con người có đức hết mực. Nhiều lần ông ta đem thiên hạ nhường cho người khác, nhưng không để dân chúng biết mà ca ngợi công đức của mình.".