Tam dịch
Ba sách Liên sơn dịch, Quy tàng dịch và Chu dịch được gọi là Tam dịch . Cho đến nay, Chỉ còn lại Chu dịch . Liên sơn dịch và Qua tàng dịch đã thất truyền
Phát triển tam dịch
[edit]Đạo giáo của Trung quốc bắt đầu phát triển sau khi Văn Vương soạn Chu dịch . Các thuyết của bách gia chư tử đều bắt nguồn từ cuốn sách này. Đời nay thường dùng nhất là Chu dịch, trong bản thân Chu dịch cũng có 3 nguyên tắc lớn : Một là biến dịch - 2 là giản dịch - 3 là bất dịch . Những người nghiên cứu chu dịch cần nắm bắt và hiểu được 3 nguyên tắc này . Khi áp dụng vào thuật số như Phong thủy , nhân mệnh , tướng học, ...mới phát huy được hết công năng của dịch !
- Kinh dịch được cho là có nguồn gốc từ huyền thoại Phục hy (伏羲 Fú Xī) một trong Tam hoàng của Trung Hoa thời thượng cổ (khoảng 2852-2738 TCN, theo huyền thoại), được cho người sáng tạo ra Bát quái (八卦 bā gùa) là tổ hợp của Ba hào được gọi là Phục hy Bát quái
- Dưới triều vua Vũ (禹 Yǔ) nhà Hạ, vua Hạ vũ đem quẻ nọ chồng lên quẻ kia, thành ra sáu mươi tư cái sáu vạch, gọi là Sáu mươi tư quẻ (tức là Quẻ kép) được ghi chép lại trong sách Liên sơn dịch (連山 Lián Shān) có nghĩa là "các dãy núi liên tiếp" trong tiếng Hoa . Liên sơn dịch bắt đầu bằng quẻ Thuần Cấn (艮 gèn) (núi), với nội quái và ngoại quái đều là Cấn (tức hai ngọn núi liên tiếp nhau) hay là Tiên thiên Bát quái.
- Sau khi nhà Hạ bị Nhà Thương thay thế, Vua Thành thang suy diễn các Quẻ sáu hào để tạo thành Quy Tàng (歸藏 Gūi Cáng được chép trong sách Quy tàng dịch . Trong Quy Tàng, đất (Khôn) được coi như là quẻ đầu tiên.
- Văn vương Nhà Chu soạn Chu dịch từ Kinh dịch và Dịch truyện
64 quẻ kinh Dịch
[edit]Liên sơn dịch là dịch ở thời đại Thần nông, vị trí 8 quẻ được vẽ trong đó khác với vị trí bát quái trong chu dịch .Dịch ở thời đại Hoàng đế là Quy tàng dịch. Liên sơn dịch bắt đầu bằng quẻ Cấn. Quy tàng dịch bắt đầu bằng quẻ Khôn. Chu dịch bắt đầu bằng quẻ Càn , đây là điểm khác biệt giữa Tam dịch.